Hội thảo "Viết về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ". (Ảnh THÀNH DUY)

Văn học góp phần nhận diện bản sắc văn hóa và khát vọng hòa bình

"Viết về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ" là chủ đề hội thảo khoa học quốc tế vừa được Trường đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, thu hút 162 học giả Việt Nam và các nước tham dự. Hội thảo đã tập trung làm nổi bật vai trò, đóng góp của văn học viết về chiến tranh cách mạng, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ, từ đó góp phần nhận diện, làm rõ hơn bản sắc văn hóa, lòng yêu nước và khát vọng hòa bình của dân tộc từ nhiều góc độ.
Lễ ra mắt sách diễn ra tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà phê bình tên tuổi.

Tiểu thuyết “Gia đình có bốn chị em gái” của tác giả Phạm Thị Bích Thủy: Phản ánh mặt trái của con người qua lăng kính gia đình

Trong buổi lễ ra mắt, tiểu thuyết “Gia đình có bốn chị em gái” của tác giả Phạm Thị Bích Thủy được nhiều nhà phê bình đánh giá là gắn bó với đời sống đương đại, “bóc tách” ra những thói hư tật xấu của con người nhìn từ góc độ gia đình. PGS,TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn học (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) còn cho rằng, đây là một trong những cuốn tiểu thuyết đáng đọc của năm 2024.
Các tác giả trẻ được khen thưởng tại Hội nghị người viết trẻ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. (Ảnh BTC)

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.
Không gian buổi mạn đàm văn học.

Mạn đàm văn chương về văn hóa, tinh hoa trong văn, thơ Việt Nam xưa và nay

Sáng 3/10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học, được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.
Lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”

Lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”

Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ) vừa có Văn bản số 1151/BTĐKT-P.I, về việc lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” cho ông Nguyễn Minh Chuyên, nguyên đạo diễn cao cấp Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Quản lý Bảo tàng Tác phẩm Hậu Chiến tranh - Minh Chuyên, địa chỉ: xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Hai nhà văn nữ Trần Thị Trường (bên trái) và Lê Thị Kim nhận Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2023.

Tôn vinh cống hiến của nhà văn nữ

Nhà văn Trần Thị Trường (Hà Nội) và nhà thơ Lê Thị Kim (Thành phố Hồ Chí Minh) là hai gương mặt vừa được Hội Nhà văn Việt Nam tôn vinh qua Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2023. Miệt mài sáng tác, tạo dấu ấn bằng tác phẩm, họ là biểu tượng cho nghị lực sống với tấm lòng nhân ái hướng tới cộng đồng.
Các nhà văn lão thành đến từ nhiều vùng miền trong cả nước giao lưu bên lề hội nghị.

Tôn vinh các nhà văn lão thành Việt Nam

Gần 300 đại biểu là nhà văn thuộc thế hệ cầm bút đã đi qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đến những năm tháng hòa bình và xây dựng đất nước đã có mặt tại Hội nghị Đại biểu các nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất, năm 2023. Sự kiện thể hiện sự tôn vinh và khẳng định sứ mệnh quan trọng của văn học trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ văn hóa dân tộc, khẳng định giá trị truyền thống và mở ra những vẻ đẹp mới trong văn hóa, tâm hồn con người Việt Nam

Sáng 30/9, tại Hải Phòng, trong Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam và Thành phố Hải Phòng tổ chức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Mỗi trang viết, mỗi tác phẩm của các nhà văn mang nhịp đập trái tim của dân tộc mình, của thời đại mình và đồng thời phản ánh chân thật, sâu sắc về con người; góp phần khẳng định dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, có tình thương yêu con người vô hạn, với khát vọng hòa bình lớn lao và ý chí không gì có thể khuất phục, sẵn sàng hy sinh tất cả cho nền độc lập của dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Ảnh minh họa.

Lại chuyện bản quyền

Hội Nhà văn Việt Nam vừa ra thông báo tạm thu hồi Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021, hạng mục nghiên cứu lý luận phê bình, được trao cho cuốn sách chuyên khảo "Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật" (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2020) của tiến sĩ Vũ Thị Trang.

Bìa sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật”.

Hội Nhà văn Việt Nam tạm thu hồi 1 giải thưởng văn học năm 2021

Trong thông báo sáng ngày 30/3 của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Tạm thu hồi Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang. Cuốn sách này thời gian gần đây bị tiến sĩ Đỗ Hải Ninh khiếu nại vi phạm bản quyền của bà và bị dư luận “soi” ra nhiều chi tiết “sao y bản chính” của nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy.