Khu Nhà ở xã hội Imperial Palace (quận Bình Tân) với khoảng 900 căn hộ nhà ở xã hội, đưa vào hoạt động tháng 10/2022, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho các đối tượng chính sách chưa có nhà ở.

Vận dụng cơ chế đặc thù, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Từ quyết tâm thực hiện chủ trương phát triển nhà ở xã hội thời gian qua của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, kết quả khả quan, nhiều đối tượng chính sách xã hội đã tạo lập được chỗ ở ổn định, bảo đảm an sinh, an tâm làm việc, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, những rào cản về quy hoạch, thủ tục đầu tư, chính sách vay vốn... phát sinh từ thực tế cũng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả đầu tư các dự án, dẫn đến kết quả xây dựng, phát triển nhà ở xã hội đạt rất thấp so với chỉ tiêu kế hoạch mà chính quyền thành phố đề ra.
Toàn cảnh hội nghị.

Phấn đấu hoàn thành 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, để hoàn thành mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, giai đoạn 2021-2025, cả nước cần hoàn thành khoảng 428 nghìn căn hộ, riêng năm 2024 là 130 nghìn căn hộ. Đây là nhiệm vụ khá nặng nề, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa phát triển nhà ở xã hội.
Ảnh: Thành Đạt

Nhà ở cho công nhân còn nhiều bất cập

Những năm qua, ngành công nghiệp có sự phát triển vượt bậc, cả nước hiện có khoảng 1.130 khu, cụm công nghiệp, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động. Vì vậy, vấn đề bố trí nơi ở cho công nhân luôn được Ðảng và Nhà nước quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) đang được khẩn trương xây dựng.

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Với vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía bắc, có lực lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đông, thành phố Hải Phòng đang nỗ lực triển khai chương trình phát triển nhà ở xã hội nhằm hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người lao động. Đây cũng chính là một động lực trong phát triển của thành phố cảng.
Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mong chờ tổ chức công đoàn xây nhà ở xã hội

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật, trong đó có Luật Nhà ở (sửa đổi). Trong lần sửa đổi này, tại khoản 4 Điều 78 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thuê. Đây là vấn đề đang được đông đảo đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp, cán bộ công đoàn quan tâm.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải phát biểu tại buổi làm việc.

Tháo gỡ khó khăn cho các dự án về nhà ở tại Bắc Ninh

Chiều 4/8, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án bất động sản và nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn.
Một dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã hoàn thiện và chuẩn bị bàn giao.

Hà Nam quan tâm xây dựng nhà ở xã hội

Tỉnh Hà Nam hiện có khoảng 80 nghìn lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trong đó số lao động trong tỉnh chiếm gần 50 nghìn người, còn lại là lao động ngoài tỉnh và lao động nước ngoài. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Lắng nghe, giải đáp các đề xuất, kiến nghị của người lao động

Được coi là điểm nhấn trong hoạt động của Tháng Công nhân, chương trình gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thu hút sự tham gia của gần 1.000 người lao động với nhiều vấn đề sát sườn, liên quan trực tiếp tới đời sống người lao động.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đối thoại với công nhân, người lao động.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đối thoại với công nhân, người lao động

Ngày 11/5, tại thành phố Sông Công, lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên đối thoại trực tiếp với 350 công nhân, viên chức, người lao động đại diện hàng trăm nghìn công nhân trên địa bàn tỉnh. Buổi đối thoại thể hiện tinh thần dân chủ, thấu hiểu, gần gũi, trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh với công nhân và nhiều kiến nghị của công nhân được giải quyết ngay.
Đồng chí Lâm Văn Mẫn tặng quà cho công nhân, người lao động tại KCN An nghiệp, tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri công nhân lao động

Ngày 11/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự Hội nghị chuyên đề tiếp xúc với công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp An Nghiệp nhằm tiếp thu ý kiến cử tri và thông tin về dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành liên quan.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tham gia trả lời câu hỏi của công nhân, lao động về vấn đề nhà ở.

Nhà ở cho công nhân luôn là vấn đề trăn trở của Đảng, Nhà nước

Sau vấn đề tăng lương tối thiểu, nhà ở là nhu cầu bức thiết nhất với công nhân lao động. Đây là vấn đề bức xúc đã tồn tại nhiều năm và cũng được công nhân, lao động, tổ chức Công đoàn Việt Nam quan tâm và nhiều lần đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như tại các cuộc gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng Chính phủ.