Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị, đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, cách làm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, bảo đảm phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.
Từ hộ nghèo, sau khi được đào tạo nghề may miễn phí, chị H’Quỳnh ở buôn Ðắk Sắk (xã Ðắk Sắk, huyện Ðắk Mil, tỉnh Ðắk Nông) đã thoát nghèo, trở thành chủ xưởng may, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương.
Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực chung tay từ các cấp, các ngành, tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở hầu hết các địa phương, địa bàn khó khăn đã có chiều hướng giảm. So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, Lào Cai vẫn nằm trong tốp đầu về tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Với mục tiêu “Không để trẻ em nào phải bỏ lại phía sau” ngành y tế Lào Cai đang nỗ lực cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Tính đến cuối năm 2023, số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ cấp huyện trở lên là 270/1.738 người, chiếm 15,54%; số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số cấp xã là 290/2.183 người, chiếm 13,28%; số lượng viên chức là người dân tộc thiểu số của tỉnh Sóc Trăng là 6.206/20.062 người, chiếm 30,93%.
Những năm gần đây, lực lượng lao động trẻ là người dân tộc thiểu số đã giúp duy trì ổn định, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Để xây dựng đội ngũ công nhân mỏ vừa hồng vừa chuyên, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, Đảng bộ Than Quảng Ninh chú trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động là người dân tộc thiểu số, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người.
Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, nhiều năm qua, Việt Nam đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, trong đó chú trọng quyền tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cho người dân bằng những giải pháp đồng bộ, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trên thực tế đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần phát huy, thúc đẩy vai trò của người dân, trong đó có cả các đồng bào dân tộc thiểu số trong các hoạt động xã hội và phát triển đất nước.
Chính phủ ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.
Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa, không phân biệt đối xử. Trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
NDO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ năm 2021-2025, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những năm qua, phần lớn tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và nước ngoài ở Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của mình trong hoạt động hợp tác hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo phi lợi nhuận cùng các mục tiêu đúng đắn, hướng đến lợi ích cộng đồng. Dẫu vậy, vẫn còn hiện tượng một số NGO thực hiện những hoạt động thiếu thiện chí, không phù hợp với lợi ích Việt Nam, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc... Những hành động đáng phê phán nêu trên cần bị lên án và ngăn chặn kịp thời.
NDO - Nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 6), tỉnh Gia Lai vừa quyết định hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo bồi dưỡng thế hệ kế cận cho bốn Nghệ nhân Ưu tú là người dân tộc người Ba Na và Jrai .
Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Từ đặc điểm của tỉnh miền núi cao, địa hình chia cắt, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, Tỉnh ủy Yên Bái xác định lấy công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp làm khâu “then chốt”, động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội. Sau nhiều giải pháp căn cơ, đột phá, đội ngũ cán bộ của tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, phát huy tốt trí tuệ, năng lực, nhiệt huyết cùng tập thể cấp ủy, đơn vị hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xây dựng thế trận quốc phòng-an ninh trên vùng biên giới Gia Lai, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) còn tích cực giúp đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận gần hơn, hiểu rõ hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, Binh đoàn cũng chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, góp phần tạo nguồn cán bộ kế cận là người địa phương.
Chiều 8/8, lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Nam cho biết, Hội đồng nhân dân tỉnh vừa ban hành nghị quyết về Quy định hỗ trợ và mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Theo quy định này, những người đào tạo ở nước ngoài được tỉnh hỗ trợ 100% học phí và các chi phí bắt buộc khác ...
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với sự chăm chỉ làm ăn và biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ đồng bào dân tộc ở tỉnh Gia Lai đã ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Để đánh giá kết quả hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020-2025, Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Chủ động xây dựng đề án, phương án quy hoạch cùng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển, bố trí cán bộ, trong đó có cán bộ nữ, phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương và từng thời điểm cụ thể. Cách làm ấy của Tuyên Quang đã giúp tỉnh phát huy hiệu quả vai trò đội ngũ cán bộ nữ trong thời gian vừa qua.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 48 nghị quyết để sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó giảm tám đơn vị hành chính cấp huyện, 561 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 429 cơ quan ở cấp huyện và 3.437 cơ quan ở cấp xã. Kết quả bước đầu góp phần giúp các đơn vị hành chính mới thành lập mở rộng không gian phát triển, huy động hiệu quả hơn nguồn lực.
Tối 14/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số, nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo và nhà giáo nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đắk Nông có tổng dân số khoảng 687 nghìn người, trong đó gần 212 nghìn là người dân tộc thiểu số, chiếm 31%. Xác định vai trò đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người đồng bào dân tộc thiểu là hết sức quan trọng thời gian qua, Đắk Nông đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn… song “chất” và “lượng” cán bộ vẫn chưa được như kỳ vọng.
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số khóa XV.
Tỉnh Lào Cai có hơn 70% lao động là người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn vùng cao, vùng sâu. Vì vậy, tỉnh tập trung đào tạo nghề gắn với thực tế vùng miền, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, coi đó là động lực xóa nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.
Hiện nay, tại một số địa bàn nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống, do điều kiện về kinh tế, công nghệ, dân trí còn hạn chế nên việc tiếp cận các quy định mới của Luật Cư trú còn gặp khó khăn. Lực lượng Công an đang tích cực tuyên truyền, tổ chức các chuyên đề hướng dẫn giúp người dân bắt kịp với sự thay đổi mới trong thời kỳ chuyển đổi số.