Sóc Trăng chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số

Tính đến cuối năm 2023, số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ cấp huyện trở lên là 270/1.738 người, chiếm 15,54%; số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số cấp xã là 290/2.183 người, chiếm 13,28%; số lượng viên chức là người dân tộc thiểu số của tỉnh Sóc Trăng là 6.206/20.062 người, chiếm 30,93%. 

0:00 / 0:00
0:00
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gặp gỡ sư sãi và cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh Sóc Trăng.
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gặp gỡ sư sãi và cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh Sóc Trăng.

Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long nên công tác xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ, công viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được cấp ủy và chính quyền của tỉnh Sóc Trăng chú trọng thực hiện. Đến nay, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt và tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia công tác Đảng và chính quyền ngày càng cao. Qua đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ở địa phương.

Những kết quả khả quan

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm hơn 35% dân số tỉnh, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%; dân tộc Hoa chiếm 5,22%; còn lại 25 dân tộc khác chiếm 0,036%. Từ năm 2016-2023, số lượng công chức người dân tộc thiểu số toàn tỉnh được tuyển dụng, tiếp nhận là 55 người/455 người, chiếm 12,09%.

Đến nay, Sóc Trăng có 10 trường phổ thông dân tộc nội trú phủ hầu hết các địa phương trong tỉnh, trong đó có 5 trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống trường lớp trên địa bàn tỉnh bảo đảm kiên cố, không còn trường học, lớp học tạm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tất cả các trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ đạt chuẩn quốc gia.

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm hơn 35% dân số tỉnh, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%; dân tộc Hoa chiếm 5,22%; còn lại 25 dân tộc khác chiếm 0,036%. Từ năm 2016-2023, số lượng công chức người dân tộc thiểu số toàn tỉnh được tuyển dụng, tiếp nhận là 55 người/455 người, chiếm 12,09%.

Hiện 100% số xã (109/109 xã, phường, thị trấn) của tỉnh Sóc Trăng duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ. Tổng số dân của tỉnh từ 15 đến 35 tuổi là 408.073 người, trong đó, số người biết chữ mức độ 2 là 402.324 người (98,59%); tổng số dân từ 15 đến 60 tuổi là 941.273 người, trong đó, số người biết chữ mức độ 2 là 880.455 người (93,54%).

Tổng số trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt tỷ lệ 100%, tổng số trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 97,35%; tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 93,40%, số giáo viên trực tiếp giảng dạy/lớp đạt 1,54 giáo viên, số giáo viên đạt trên chuẩn đạt tỷ lệ trên 96%.

Số giáo viên được đánh giá đạt về chuẩn nghề nghiệp trở lên đạt 100%; mạng lưới trường, lớp đáp ứng yêu cầu dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được đến lớp. Tỉnh có 11/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.

Tỉnh đang hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ.

Trên cơ sở được đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, những năm gần đây, các trường phổ thông dân tộc nội trú quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện nay, các trường đều xây dựng và triển khai đến đội ngũ cán bộ, giáo viên kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành giáo dục-đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy-học, tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Sóc Trăng chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số ảnh 1

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn trao học bổng khuyến học cho học sinh dân tộc thiểu số vượt khó học tốt.

Tính đến cuối năm 2023, số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ cấp huyện trở lên là 270/1.738 người, chiếm 15,54%; số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số cấp xã là 290/2.183 người, chiếm 13,28%, số lượng viên chức là người dân tộc thiểu số của tỉnh là 6.206/20.062 người, chiếm 30,93%. Đến năm 2023, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Sóc Trăng chiếm 28,2%, tăng 5,5% so năm 2016.

Năm 2023, tỉnh Sóc Trăng thực hiện đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số theo chương trình đã được đặt ra. Tỉnh đã cử 62 lượt cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số dự tuyển sau đại học trên tổng số 106 chỉ tiêu được duyệt. Có 52 người trúng tuyển và được cử đi học, trong đó có 1 trình độ chuyên khoa cấp II, 12 trình độ chuyên khoa cấp I và 39 trình độ thạc sĩ.

Sóc Trăng chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số ảnh 2

Lãnh đạo tỉnh thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với sư sãi và trí thức dân tộc thiểu số, nắm bắt tâm tư nguyện vọng đồng bào.

Tại Sóc Trăng có Trường bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam Bộ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trường tập trung vào việc trang bị kiến thức ở cấp học phổ thông, theo chương trình giáo dục thường xuyên cho tăng sinh học lên bậc học cao hơn, tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong hệ thống Phật giáo Nam tông Khmer.

Ngoài kiến thức văn hóa, các tăng sinh còn được trang bị kiến thức chính trị- kinh tế-xã hội để nâng cao trình độ nhận thức; quán triệt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và địa phương.

Sóc Trăng cũng là địa phương có đông cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số. Hiện, tỷ lệ nữ cấp ủy cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số cao nhất, đạt 33,3%; xếp thứ hai trong khu vực và thứ năm trong toàn quốc về tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội.

Tỷ lệ lao động nữ tham gia nền kinh tế ngày càng tăng, chiếm gần 48% tổng số lao động toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Tỷ lệ đảng viên nữ từ 30,49% tăng lên 33,8%. Hiện tổng số đảng viên nữ toàn Đảng bộ là 16.331/48.320 Đảng viên.

Trường thường xuyên tổ chức triển khai vào buổi sinh hoạt đầu tuần, tuyên truyền kịp thời những chủ trương lớn, những thành tựu của nền kinh tế-xã hội trong công cuộc đổi mới của Đảng; thông tin cho học viên những chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước... Nhờ vậy, khi xuất tu họ có thể tham gia công tác hay hoạt động xã hội.

Trường thực hiện giảng dạy theo 3 chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; tiếng Pali trong các bộ kinh Phật giáo; dịch ngôn ngữ Pali sang ngôn ngữ Khmer, ngữ pháp Pali và chương trình ngữ văn Khmer trung học và chương trình tiếng Khmer.

Từ khi thành lập năm 1994 đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 1.200 tăng sinh và đã ra trường. Các tăng sinh sau khi tốt nghiệp, người thì tiếp tục tu học tại các chùa Nam tông Khmer, một số thì sau khi học chuyên môn về công tác tại địa phương.

Sóc Trăng cũng là địa phương có đông cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số. Hiện, tỷ lệ nữ cấp ủy cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số cao nhất, đạt 33,3%; xếp thứ hai trong khu vực và thứ năm trong toàn quốc về tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội.

Tỷ lệ lao động nữ tham gia nền kinh tế ngày càng tăng, chiếm gần 48% tổng số lao động toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Tỷ lệ đảng viên nữ từ 30,49% tăng lên 33,8%. Hiện tổng số đảng viên nữ toàn Đảng bộ là 16.331/48.320 đảng viên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn lâu nhận định số lượng, đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho trước mắt và lâu dài. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt, sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy năng lực, sở trường, củng cố chuyên môn.

Sóc Trăng chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số ảnh 3

Chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã mây tre đan Thủy Tuyết (Châu Thành - Sóc Trăng) giới thiệu sản phẩm cho du khách.

Qua đó, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người dân tộc thiểu số sinh sống.

Tiếp tục nâng cao năng lực cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho biết, để thực hiện thắng lợi đột phá về phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/7/2021 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 10/9/2021 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu của hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Nhằm giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2023, mới đây đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn giám sát đã tìm hiểu kết quả triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của tỉnh trong giai đoạn 2016-2023.

Đến năm 2025, tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh là: 70% Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; 50% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; 40% ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp huyện và tương đương; 30% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương có trình độ chuyên môn sau đại học và đang tham gia đào tạo sau đại học.

(Đề án số 02-ĐA/TU)

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Sóc Trăng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian qua.

Đồng tình các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn mà Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề ra. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới giải pháp tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách liên quan đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Đồng thời, tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với thực tế, đặc thù của địa phương. Qua đó nhằm khuyến khích và động viên, khích lệ, thu hút được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia công tác, phục vụ lâu dài tại địa phương.

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để Hội đồng Dân tộc nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Qua đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật và các giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế.