Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Cam Lộ, Quảng Trị). (Ảnh TTXVN)

Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, chuyên canh nông sản gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị là hướng đi mới, hiệu quả của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để hình thành các vùng nguyên liệu nông sản quy mô lớn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Nông dân Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Thắng Lợi (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) thăm lúa sản xuất thí điểm thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Cho vay ưu đãi sản xuất lúa chất lượng cao

Để hiện thực hóa Đề án phát triển một triệu héc-ta lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai tín dụng ưu đãi thực hiện. Qua đó, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và giảm phát thải…
Nhiều hợp tác xã sạ lúa bằng thiết bị bay theo mô hình "Cánh đồng không dấu chân".

Hiệu quả đề án sản xuất nông nghiệp bền vững

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án) đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Khởi nghiệp gắn với các giá trị văn hóa truyền thống đang là xu hướng được nhiều người trẻ tại Kon Tum quan tâm.

Hỗ trợ khởi nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ khởi nghiệp trong sản xuất, kinh doanh là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước nhằm phát huy năng lực, sức sáng tạo của các chủ thể trong phát triển kinh tế-xã hội. Tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ khởi sự kinh doanh và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tuy còn gặp một số khó khăn, nhưng đã nhận được sự quan tâm chú trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp, bước đầu tạo động lực cho các chủ thể mạnh dạn triển khai các ý tưởng, vươn lên làm giàu chính đáng.
Nghi thức khai mạc Tuần lễ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Sóc Trăng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

Sóc Trăng quảng bá sản phẩm OCOP tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 9/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức “Tuần lễ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Sóc Trăng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024”.
Nông dân xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) chăm sóc nho theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thích nghi với sự thay đổi của thị trường

Hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, các hợp tác xã tại Ninh Thuận đã chú trọng thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học-công nghệ theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng để nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia sàn thương mại điện tử, thích nghi với sự thay đổi của thị trường, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, gia tăng nguồn thu ngân sách địa phương.
Đóng gói sản phẩm sau chế biến sâu tại Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thành.

Nâng cao năng lực chế biến cho các HTX nông nghiệp

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có khoảng 70% hàng nông sản của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp cung cấp ra thị trường ở dạng thô. Điều này không chỉ cho thấy năng lực chế biến của HTX còn hạn chế mà còn là rào cản trong việc nâng cao giá trị nông sản và tiếp cận thị trường quốc tế.
Cuộc họp khởi động dự án "Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương – YOUCOOL”.

Thu hút lực lượng thanh niên tham gia hợp tác xã

Chiều 18/9, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) phối hợp Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Halieus (Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Italia trực thuộc Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Legacoop) tổ chức cuộc họp khởi động dự án "Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương - YOUCOOL”.
Quang cảnh hội nghị đối thoại.

Đắk Lắk tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã

Hội nghị đối thoại là dịp để lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh được gặp mặt và lắng nghe, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng cũng như trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đồng thời, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đề xuất, hiến kế những giải pháp giúp tỉnh cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.
Trao trang thiết bị nông nghiệp hỗ trợ cho 8 hợp tác xã.

Hỗ trợ trang thiết bị nông nghiệp cho 8 hợp tác xã liên kết với hộ nông dân ở Tây Nguyên

Ngày 31/7, tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm đã trao hỗ trợ trang thiết bị nông nghiệp trị giá 8 tỷ đồng cho 8 hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.
Nông dân tỉnh Hưng Yên trồng cây ăn quả có múi theo quy trình VietGAP.

Phát huy hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp

Trong những năm qua, hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã giúp các thành viên hợp tác xã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ cao... vào sản xuất; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng cao.
Công nhân Hợp tác xã nấm Tuấn Hiệp đang đóng gói sản phẩm nấm.

Tận dụng rơm rạ để sản xuất các sản phẩm OCOP chất lượng cao

Từ ý tưởng tận dụng rơm rạ, hợp tác xã (HTX) nấm Tuấn Hiệp ở Nam Định đã trở thành điểm sáng về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, với doanh thu hằng năm hơn 2 tỷ đồng và 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao gồm nấm sò nâu, nấm sò trắng, mộc nhĩ thái sợi, nấm linh chi, nem nấm, giò nấm. Câu chuyện của họ là nguồn cảm hứng cho nhiều nông dân và doanh nghiệp khác.
Thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hoàng Thức, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) chăm sóc bò.

Tạo sinh kế cho hộ nghèo

Với mong muốn giúp các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn vươn lên trong phát triển kinh tế, thời gian qua chương trình hợp tác xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) thực hiện đã hỗ trợ hàng chục hợp tác xã ở nhiều địa phương với hàng trăm hộ dân được hưởng lợi. Từ khi được hỗ trợ nhiều hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, khó khăn đã có việc làm ổn định với thu nhập tốt giúp bảo đảm cuộc sống và thoát nghèo.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa

Tính đến tháng 5/2024, cả nước có 12.758 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 6.957 chủ thể OCOP. Tại nhiều địa phương, Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật và giá trị văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự bảo đảm tính bền vững.
Mô hình trồng sâm Ngọc Linh duy nhất tại tỉnh Sơn La được áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

Bài 2: Thay đổi phương thức tiếp cận thị trường

Đổi mới phương thức sản xuất, tích cực chuyển đổi số đang dần đưa hợp tác xã (HTX) trở thành mô hình kinh tế quan trọng ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, để HTX thông minh trở thành động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cần nhiều giải pháp. Các HTX ứng dụng công nghệ thông minh trong tìm kiếm, phát triển thị trường là khâu then chốt tạo thu nhập cho người nông dân.
Chế biến cà-phê chất lượng cao tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà-phê Nguyên Huy Hùng.

Xây dựng thương hiệu “Cà-phê Đăk Hà” vươn tầm quốc tế

Sau nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, năm 2019, sản phẩm “Cà-phê Đăk Hà” tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là sự khẳng định về uy tín, chất lượng cà-phê Đăk Hà, tạo nền tảng quan trọng để sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Cà-phê Đăk Hà” khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.