Bà con xã Ngam La tìm hiểu về các chương trình vay vốn tín dụng chính sách được niêm yết công khai tại Điểm giao dịch xã.

Điểm tựa vốn giúp người dân thoát nghèo

Với mục tiêu giảm nghèo bền vững góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang đã triển khai tốt các chương trình chính sách tín dụng của Chính phủ, truyền tải được nguồn vốn ưu đãi tới nhiều đối tượng để bà con phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

Được triển khai từ năm 2021, Dự án Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” (AWEEV) đã bước đầu có được những kết quả nhất định, giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin phát triển kinh tế và khẳng định được vị thế của mình trong gia đình và xã hội.
Du khách trải nghiệm hái chè Shan tuyết tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Nâng cao chất lượng, sản phẩm chè

Chè là một trong những loại cây công nghiệp phát triển ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động và mang lại hiệu quả kinh tế tốt đối với nhân dân ở các địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc. Hiện nay, nông dân đang đưa nhiều giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đại hội Hội Doanh nhân trẻ Hà Giang lần thứ 2.

Doanh nhân trẻ đóng góp lớn vào sự phát triển tỉnh Hà Giang

Ngày 13/11, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023- 2028. Đến dự có các đồng chí: Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Chủ tịch danh dự Hội doanh nhân trẻ Việt Nam; Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.
Thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang có lợi thế về trồng cây ăn quả, nuôi gà đen và ong lấy mật. (Ảnh MỸ HÀ)

Sức sống mới ở Bản Ké: Câu chuyện thành công của chàng thanh niên người Tày

Như Hà Văn Ngọc tâm sự thì anh khởi nghiệp muộn vì ở tuổi 34, nhiều người như anh đã thành công. Thế nhưng, nhìn vào cơ ngơi của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên, chúng tôi lại có suy nghĩ khác bởi thành công không chỉ ở sự giàu có mà còn ở chỗ họ có thể làm được gì cho xã hội, cho những người yếu thế. Và ở thôn Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Hà Văn Ngọc và 17 thành viên đang nỗ lực phát triển kinh tế trong 5 năm qua để vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho quê hương, cũng như giúp đỡ người dân địa phương từng bước cải thiện cuộc sống.
Khách du lịch nước ngoài theo dõi công đoạn dệt chiếu tại xã Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre).

Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý; trong đó, có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển nông thôn, đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường…
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang.

Hà Giang tăng 18 bậc trên bảng xếp hạng PCI

Theo kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, tỉnh Hà Giang đạt 64,39 điểm, vươn lên đứng thứ 41/63 tỉnh, thành phố, tăng 18 bậc so với năm 2021. Đây là thứ hạng cao nhất tỉnh Hà Giang đạt được qua 18 năm thực hiện xếp hạng.
Quang cảnh lễ ký kết.

Vinaconex đảm nhiệm thi công gói thầu gần 900 tỷ đồng cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang cho biết, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là nhà thầu được chọn thi công gói thầu 03-XL cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang dài 12,5km, tổng giá trị xây lắp gần 900 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 30 tháng.
Vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy.

Thúc đẩy giao thương hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

Mặc dù đã khôi phục hoạt động xuất, nhập cảnh và xuất, nhập khẩu, nhưng tại cặp Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang (Việt Nam) - Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vẫn vắng người, hàng hóa. Lưu lượng người, hàng hóa qua lại cửa khẩu chỉ bằng 20% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Các đơn vị thi công đường ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh MAI LUẬN)

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Hai tháng đầu năm 2023, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân từ 90% trở lên số vốn năm 2023 được giao. Những nỗ lực của các địa phương đã giúp công tác giải ngân hai tháng đầu năm nay có nhiều chuyển biến.
Quang cảnh Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Tập trung phát triển bền vững, tạo không gian phát triển mới cho Hà Giang

Hà Giang đặt mục tiêu phát triển theo hướng xanh và bền vững trên cơ sở phát huy nội lực của tỉnh cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và thu hút các nguồn lực khác, phát triển dựa trên 4 trụ cột tăng trưởng: Hạ tầng giao thông, du lịch bản sắc và đẳng cấp, hình thành chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, và xây dựng phát triển các đô thị mang kiến trúc bản sắc và hiện đại.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thực hiện nghi thức khởi công công trình đập dâng nước.

Hà Giang khởi công đập dâng nước tạo cảnh quan lớn khu vực miền núi phía bắc

Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023), chiều 2/2, tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng công trình đập dâng nước tạo cảnh quan trung tâm thành phố Hà Giang. Đây là công trình đập dâng tạo cảnh quan có quy mô lớn nhất khu vực miền núi phía bắc.
back to top