Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.
Về một số nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Đầu tư, Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp đối với một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
Chính phủ cho biết, việc sửa đổi Luật Đầu tư công thể hiện sự phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin-cho”…
Trong các ngày 17-19/10, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chuyến công tác tại Australia tham dự Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia lần thứ tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư giữa hai nước.
Hội đồng thẩm định nhà nước đề nghị, trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, Bộ Giao thông vận tải cần thuyết minh làm rõ phương án huy động và khả năng cân đối vốn cho Dự án bảo đảm khả thi và đúng quy định pháp luật.
Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn, gồm: thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài...
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành một hệ sinh thái bán dẫn, trí tuệ nhân tạo có quy mô lớn trong khu vực, với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn như Google, Meta, Qualcomm, Intel, NVIDIA, AMD… và rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cao trong ngành điện tử.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm vụ đặt lên vai Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) hiện rất nặng nề, trước mắt là nhanh chóng hình thành 9 ngành công nghệ mũi nhọn ưu tiên lựa chọn để giúp Việt Nam tận dụng tốt nhất cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về kết nối kinh tế Việt Nam-Singapore, hai bên đã thảo luận về phương hướng mở rộng hợp tác trong lĩnh năng lượng sạch, tầm quan trọng của các dự án phát triển điện gió, xây dựng lưới điện ASEAN...
Chia sẻ về vai trò của khu vực doanh nghiệp tư nhân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đã đến lúc phải đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn.
Trong hai ngày 7-8/9, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, động viên và trực tiếp lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam đang có dự án đầu tư tại Nam Lào.
Chiều 28/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp của Hàn Quốc tổ chức cuộc họp lần thứ nhất Ủy ban hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp giữa hai bộ.
Sáng 7/8, Tổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng họp phiên toàn thể với mục tiêu góp ý cho dự thảo Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 (gọi tắt là Báo cáo Kinh tế-Xã hội).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cấp, ngành, địa phương thời gian tới cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy hơn nữa tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác song phương trong thời gian tới khi mà tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ đã tuyên bố coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong chiến lược hướng Đông của nước này.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ cùng các cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để Tập đoàn Adani triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó có dự án cảng biển Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Vừa qua, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Quảng Trị, dẫn đầu đã có chuyến về nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Tô Lâm tới Lào và Campuchia (11-13/7/2024), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại hai nước nhằm nắm bắt tình hình thực tế và thúc đẩy tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc tăng cường quảng bá môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam tới doanh nghiệp Hàn Quốc và kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước hợp tác đầu tư.
Trao đổi với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đại diện Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc (VINK) nêu một số đề xuất đối với phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, trong đó có việc ưu đãi thuế và vốn cho các doanh nghiệp đào tạo nhân lực bán dẫn.
Chia sẻ tại buổi làm việc với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tiến sĩ Richard Lawton Thurston, nguyên Phó Chủ tịch TSMC đánh giá Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt khi có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, được đào tạo tốt.
Ngày 23/6, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Công ty ARM và Công ty Marvell tại Thung lũng Silicon về hợp tác thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Cho rằng việc luận chứng để chọn kịch bản tăng trưởng 8,5-9,0% cho giai đoạn 2021-2030 là thách thức rất lớn đối với TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị cần làm rõ những đột phá và giải pháp cụ thể để Quy hoạch bảo đảm tính khả thi.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ sẽ tập trung cải cách thể chế, pháp luật theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho địa phương; hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất, rõ ràng để khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 43 còn chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, bỏ cơ chế xin - cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm, bởi nếu không đẩy nhanh các cải cách, thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư.
Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc thời kỳ 2021-2030 nhấn mạnh việc giữ chân nguồn nhân lực, phát triển du lịch và nông nghiệp dựa trên giá trị bản sắc của các cộng đồng bản địa; phát triển vùng trên cơ sở bảo đảm sinh thái bền vững; tập trung phát triển hạ tầng kết nối vùng; phát triển kinh tế phải đi kèm với tiến bộ, công bằng xã hội.
Chiều 15/5, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đã đến thăm và đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công một số dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An.