Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, nhằm mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, miền.
Sáng 7/11, tại khu đấu giá ĐG03, thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, năm 2024, các quận, huyện, thị xã đăng ký đánh giá, phân hạng 510 sản phẩm OCOP. Như vậy, đến hết năm 2024, số lượng sản phẩm OCOP sẽ vượt mục tiêu Chương trình đề ra trước 1 năm.
Bằng hướng đi đúng, cách làm bài bản, không chạy theo số lượng, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả.
Sau hơn 5 năm triển khai đồng bộ ở các địa phương, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) khu vực Tây Nam Bộ đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nông thôn.
Việc đẩy mạnh công tác truyền thông về mục tiêu, quan điểm và cách thức triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp người dân hiểu và chủ động tham gia chương trình; khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ các ý tưởng phát triển sản phẩm tại cộng đồng dân cư, thành lập các tổ chức sản xuất trên địa bàn. Qua đó, thúc đẩy chương trình OCOP của tỉnh phát triển đúng hướng, đi vào chiều sâu, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bền vững, góp phần thiết thực vào thành công của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk.
Khí hậu, thổ nhưỡng tốt, đặc thù, người dân và các chủ thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng cao, trong đó nhiều loại có số lượng lớn, có tính chất mùa vụ. Phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin, thời gian vừa qua, nhiều cá nhân, hợp tác xã, nhóm tiktoker, vlogger đã livestream quảng bá, tiêu thụ nông sản trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok...Qua đó, giúp tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
Ngày 1/8, Sở Công thương Hà Nội tổ chức trao Giấy chứng nhận Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Tính đến tháng 4/2024, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Đây cũng là địa phương dẫn đầu cả nước trong phát triển chương trình OCOP.
Tính đến tháng 5/2024, cả nước có 12.758 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 6.957 chủ thể OCOP. Tại nhiều địa phương, Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật và giá trị văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự bảo đảm tính bền vững.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đã bước sang năm thứ 6 và được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương. Tính đến tháng 6/2024, cả nước đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tăng hơn 4.000 sản phẩm so với cuối năm 2022.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã tác động tích cực đến kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và đặc biệt đã làm thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm OCOP sẽ được trau dồi nhiều kỹ năng thuyết trình, bán hàng online, xử lý tình huống trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời có cơ hội giao lưu, kết nối với các chuỗi tiêu thụ sản phẩm lớn ở Việt Nam qua chương trình "Hành trình OCOP".
Chương trình OCOP tại Tuyên Quang đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân, của chủ thể về tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xác định rõ vai trò của liên kết sản xuất. Đồng thời, Chương trình phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng, trí tuệ bản sắc địa phương để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, bảo đảm về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Tỉnh Hưng Yên có 62 làng nghề, thu hút lực lượng lớn lao động ở khu vực nông thôn. Tỉnh đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các làng nghề nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa mang lại nguồn thu lớn cho người dân.
Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận “Làng nghề, làng nghề truyền thống” Hà Nội và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2023.
Ngày 12/4, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng Vũ Thị Bích Hậu đã thông tin về một số chính sách thúc đẩy ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian vừa qua. Trong đó, có 4 chính sách lớn liên quan các mũi nhọn của ngành: thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Trong bối cảnh hiện nay, 3 yếu tố tự lực, chăm chỉ, hợp tác sẽ là một trong những nhân tố quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong nhiệm kỳ và triển khai trong giai đoạn tới.
Trong dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc ở huyện Kiến Thụy và Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, hàng nghìn học sinh và người dân thành phố Hải Phòng đã tham dự Lễ hội Khai bút đầu Xuân mới.
Sau 5 năm triển khai chương trình OCOP, nhiều địa phương, cơ sở sản xuất ở tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch được vùng nguyên liệu, đầu tư, xây dựng và phát phát triển sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống người lao động.
Vừa qua, sự kiện Báo Nhân Dân mở chuyên trang điện tử về sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đã được đông đảo bạn đọc và các chủ thể OCOP đánh giá cao.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, hợp với lòng dân và trở thành phong trào rộng khắp trên toàn quốc nói chung, Đắk Nông nói riêng. Chương trình đã tạo được động lực mạnh mẽ, tập hợp được sự đoàn kết của mọi tầng lớp trong xã hội, huy động được sức mạnh về tinh thần và vật chất nhằm xây dựng khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, nhất là khu vực đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từ lâu nổi tiếng với ngành hàng sen, lúa gạo. Chính vì điều này mà nhiều năm qua, huyện tận dụng thế mạnh, phát huy được giá trị các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của Chương trình OCOP.
Phong trào "Mỗi làng một sản phẩm (One Village One Product - OVOP)" bắt đầu được khởi xướng ở tại tỉnh Oita, Nhật Bản vào năm 1979. Từ đó, Phong trào OVOP đã lan tỏa và được triển khai thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) chính thức triển khai tại Việt Nam từ năm 2018. Đến nay, sau chặng đường hơn 5 năm triển khai, cả nước đã có hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương.
Ninh Bình là tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng, sở hữu nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế du lịch, nông nghiệp, nông thôn và phát triển các sản phẩm OCOP, đồng thời cũng gặp các thách thức về diện tích đất tự nhiên không lớn và xu thế đô thị hóa.