Nâng tầm giá trị sâm nam núi Dành - "vàng xanh" của đất Bắc Giang
Multimedia

Nâng tầm giá trị sâm nam núi Dành - "vàng xanh" của đất Bắc Giang

Ẩn mình giữa những ngọn đồi trung du xanh ngát của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cây sâm nam núi Dành đang dần khẳng định vị thế của mình, không chỉ là cây dược liệu quý mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Với giá trị dược liệu quý giá, gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời cùng triển vọng kinh tế vượt bậc, sâm nam núi Dành xứng đáng được gọi là "vàng xanh" của đất Bắc Giang.
[Infographic] Năm 2024: Vinh danh 9 sản phẩm OCOP 5 sao mới
Multimedia

[Infographic] Năm 2024: Vinh danh 9 sản phẩm OCOP 5 sao mới

Trong năm 2024 vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp trung ương đã công nhận mới 9 sản phẩm OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao). Các sản phẩm mới được công nhận trong năm nay đều thuộc hai nhóm thực phẩm, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Đồng thời, Hội đồng cũng đã công nhận lại 7 sản phẩm OCOP 5 sao.
[Video] Mật ong Rú Lịnh: Nuôi ong lấy mật cũng lắm công phu
Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

[Video] Mật ong Rú Lịnh: Nuôi ong lấy mật cũng lắm công phu

Với ưu thế nằm cạnh rú Lịnh – "lá phổi xanh" của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, người dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh đã phát triển, mở rộng nghề nuôi ong lấy mật truyền thống. Không chỉ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi ong lấy mật, Hợp tác xã nông sản xanh Vĩnh Hòa còn nỗ lực xây dựng thương hiệu mật ong Rú Lịnh, phát triển và mở rộng các kênh phân phối cho sản phẩm truyền thống của địa phương.
[Infographic] 6 năm triển khai, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP
Multimedia

[Infographic] 6 năm triển khai, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, nhằm mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, miền.
[Infographic] Thêm năm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao
Multimedia

[Infographic] Thêm năm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

Trong cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp trung ương đợt 2 năm 2024 ngày 5/11 vừa qua, 5 sản phẩm của nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao). Đó là: thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax limited Nano Curcumin, Vicumax Nano Curcumin, Vicumax mật ong Nano Curcumin, trà phun sương actiso Sapa cao mềm actiso Sapa.
Mật ong Honeco: Thảo thơm sản phẩm OCOP từ núi rừng mờ sương
Multimedia

Mật ong Honeco: Thảo thơm sản phẩm OCOP từ núi rừng mờ sương

Từ những cánh rừng vùng Tam Đảo mờ sương, chắt lọc tinh tuý từ bụi cây, ngọn cỏ, từ những bông hoa thơm đẫm hương vị núi rừng, Công ty CP Ong Tam Đảo đã gây dựng được những dòng sản phẩm vô cùng chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và đang dần vươn tầm thế giới.
Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm của Tuyên Quang
Multimedia

Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm của Tuyên Quang

Chương trình OCOP tại Tuyên Quang đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân, của chủ thể về tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xác định rõ vai trò của liên kết sản xuất. Đồng thời, Chương trình phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng, trí tuệ bản sắc địa phương để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, bảo đảm về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết
Video

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, thời điểm này các cơ sở sản xuất OCOP tại Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất đóng gói sản phẩm để kịp thời phục vụ cho thị trường. Những năm qua, nhiều đầu tư thiết bị cải tiến mẫu mã, chất lượng nên các sản phẩm OCOP đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng.
Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế
Câu chuyện phát triển

Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường được làm theo lối truyền thống, nhiều khi kiểu dáng đơn giản, còn khá sơ sài. Chính vì thế, ở nhiều nơi, người làm hàng thủ công mỹ nghệ mong muốn kết hợp với các họa sĩ thiết kế, để tạo ra được những sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Đồng hành đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ
Multimedia

Đồng hành đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (One Commune One Product - OCOP) được ra đời với mục đích giúp cho sức mạnh nội tại của nông nghiệp địa phương được hỗ trợ và đẩy mạnh. Cũng từ lý do này, Báo Nhân Dân cho ra mắt Chuyên trang về OCOP với mong muốn góp phần đồng hành để giúp nông nghiệp Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ và vươn tầm thế giới.
Ổi lê Hoành Bồ: Từ bị vứt ven đường đến cây xóa nghèo
Câu chuyện phát triển

Ổi lê Hoành Bồ: Từ bị vứt ven đường đến cây xóa nghèo

Đến xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ấn tượng đầu tiên là những vườn ổi rộng mênh mông ngút tầm mắt, cây nào cũng trĩu trịt trái. Ít ai biết được, hơn 10 năm trước đây, cây ổi giống phát cho các hộ nông dân còn bị bỏ ngoài vườn, vì không ai tin rằng cây này sẽ đem lại sự khấm khá, no ấm cho người dân nơi đây.
Xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đang tập trung xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Kinh tế

Chuyện ở xã nhiều sản phẩm OCOP nhất Lào Cai

Chuyện mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP) ở tỉnh miền núi, biên giới Lào Cai thì nhiều người biết, nhưng ít người biết có một xã không thuần nông, cư dân thuộc diện tứ xứ "liên hợp quốc", nằm ven quốc lộ, lọt giữa vùng đô thị thành phố và khu công nghiệp lớn, ít lợi thế nông nghiệp tự nhiên, nhưng lại "nắm giữ" hơn chục sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nhiều nhất tỉnh.
Chế biến các sản phẩm tại Hợp tác xã nông nghiệp Sen Quê Bác. (Ảnh NHẬT THÀNH)
Tri thức chuyên sâu

[Video] Về quê Bác thưởng thức trà sen

Nhắc đến Kim Liên, Nam Đàn, quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến cây sen, loài cây gắn liên với thuở thiếu thời của Người. Khi về đây, du khách thập phương không chỉ được hòa mình vào hương sen, thả hồn vào không gian tĩnh lặng mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản từ sen.
[Video] Xoài Suối Lớn của tỉnh Đồng Nai
Tri thức chuyên sâu

[Video] Xoài Suối Lớn của tỉnh Đồng Nai

Nhiều hộ nông dân tại Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ thương mại và du lịch Suối Lớn tỉnh Đồng Nai đã cùng bắt tay nhau trồng và tiêu thụ sản phẩm xoài. Sản phẩm xoài của hợp tác xã được phân hạng, đánh giá 3 sao. Hiện, hợp tác xã đã xuất khẩu sản phẩm xoài đi các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc...đem lại giá trị kinh tế lớn cho các thành viên.
[Video] Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
Tri thức chuyên sâu

[Video] Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Sau 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cả nước đã có hàng nghìn sản phẩm được đánh giá từ 3 sao trở nên. Điều đó cho thấy đây là một Chương trình đúng, được đông đảo nhân dân và chính quyền các địa phương hưởng ứng. Chương trình không chỉ giúp bà con nâng cao giá trị thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
[Video] Nhất Đinh trà - Trứ danh đệ nhất danh trà
Tri thức chuyên sâu

[Video] Nhất Đinh trà - Trứ danh đệ nhất danh trà

Từ bao đời nay, cây chè luôn là biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất, con người Thái Nguyên. Được các cấp chính quyền trong tỉnh quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện nên nhiều mô hình trồng chè của người dân đã tham gia Chương trình OCOP và đã đem lại nhiều lợi ích về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và thị trường tiêu thụ...
[Video] Trầm hương Tâm Thiên Hương
Tri thức chuyên sâu

[Video] Trầm hương Tâm Thiên Hương

Sản phẩm OCOP tinh dầu trầm hương cấp 4 sao của Công ty TNHH MTV Trương Thanh Khoan (tỉnh Đồng Nai) đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Sản phẩm không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo giá trị giúp cuộc sống ổn định, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Hiện sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều địa phương như Canada, Hàn Quốc...