Trong tháng 5, số người tham gia bảo hiểm xã hội đã tăng 100.000 người so với tháng trước. Một số địa phương ghi nhận có số người tham gia chính sách này tăng cao như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hà Nội …
Ngày 16/4, tại hội nghị ý kiến góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức, một số đại biểu đề nghị Luật sửa đổi lần này cần quy định xử lý nghiêm minh hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương nhận được hồ sơ của người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định với một số nhóm đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không ban hành quyết định thôi việc hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, mà ban hành quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động. Điều này dẫn đến vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Bảo hiểm xã hội các tỉnh cần rà soát, xử lý đối với các trường hợp đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần không đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, ước năm 2023, có hơn 1,1 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Con số này tương đương mức tăng 23,73% so với năm 2022.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhận định việc nhận bảo hiểm xã hội một lần là quyền lợi của người lao động, song không ít đại biểu Quốc hội lo ngại, tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng tăng trong thời gian qua, là một thực tế đáng báo động đối với việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội cho toàn dân.
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi đối với công dân Việt Nam không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa bổ sung 2 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đó là đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế và giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Chính phủ cơ bản thống nhất đối với các vấn đề trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) như: Giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi; mở rộng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...
Trước tình trạng cơ quan bảo hiểm xã hội đã thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các chủ hộ kinh doanh cá thể trong thời gian dài dù các đối tượng này không thuộc diện phải đóng bảo hiểm bắt buộc, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị làm rõ liệu có tiêu cực trong thu bảo hiểm xã hội hay không?
Thời gian qua, có thông tin phản ánh về một số trường hợp người lao động và các hội, nhóm quảng cáo mua, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội trên internet. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo, hoạt động mua bán, thu gom sổ bảo hiểm xã hội dưới bất kể hình thức nào đều là hành vi trục lợi bất chính và bị xử lý nghiêm.
Hiện nay, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, một bộ phận người lao động thất nghiệp lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần để có khoản chi tiêu, trang trải cuộc sống trước mắt. Thực trạng đáng lo ngại này ảnh hưởng lớn về quyền an sinh xã hội của người lao động sau này.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 15 năm để được hưởng lương hưu. Quy định này tạo cơ hội cho những người tham gia bảo hiểm xã hội muộn, hoặc đối tượng tham gia không liên tục, cũng được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già.
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động theo quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã gặp một số bất cập, vướng mắc. Do đó, cần có hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong giải quyết vướng mắc về vấn đề này.
Thời gian qua, tình trạng nợ bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng quyền lợi chính đáng về hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người tham gia. Để giải quyết kịp thời quyền lợi cho người lao động và thân nhân của họ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất giải quyết chế độ với một số trường hợp cụ thể.
Người mắc ung thư được lĩnh bảo hiểm xã hội một lần ngay sau khi nghỉ việc, tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội… là một trong số những chính sách mới về bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ tháng 2/2023.
Thông tư mới của Bộ Y tế ban hành đã sửa đổi và rút gọn quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần với người lao động. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm có hơn 800.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần. Riêng năm 2022, ước khoảng 895.500 người rút bảo hiểm xã hội một lần. So với bình quân các năm vừa qua, mức tăng của năm 2022 không phải bất thường.
Từ ngày 1/1/2023, sẽ áp dụng thí điểm xác thực qua chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động và thực hiện trên Cổng Dịch vụ công với quy trình tự thực hiện thủ tục giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động. Đối tượng áp dụng không bao gồm đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
Bảo hiểm xã hội các địa phương khẩn trương tổ chức rà soát, kiểm tra toàn bộ các trường hợp đã giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần trên địa bàn quản lý trong thời gian từ 1/1/2021 đến 31/8/2022.
Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, đã có gần 209 nghìn người nhận bảo hiểm xã hội một lần. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, tác động trực tiếp đến quyền lợi về an sinh xã hội của người lao động.
10 tháng qua, cả nước có hơn 700 nghìn người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020. Thực trạng đáng báo động này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, khiến họ không còn được hỗ trợ từ lưới an sinh xã hội khi về già.