Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Sau hơn 7 năm thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật này cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bất cập. Đã đến lúc, Luật Bảo hiểm xã hội cần được sửa đổi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, đồng thời bảo đảm khả năng chi trả bền vững của Quỹ Bảo hiểm xã hội trong dài hạn. Thạc sĩ Điều Bá Được, nguyên Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân về một số nội dung quan trọng trong dự thảo Luật này.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 1

Phóng viên: Thưa ông, ông có thể lý giải vì sao chúng ta phải sửa Luật Bảo hiểm xã hội ở thời điểm này?

Ông Điều Bá Được, nguyên Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam): Như chúng ta đã thấy, sau hơn 7 năm thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bất cập. Đó là:

Sau hơn 7 năm thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bất cập.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế-xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hóa dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới.

Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm; số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng nhanh.

Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm xã hội chậm được khắc phục.

Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 2

Tôi nhận thấy, đối với chế độ bảo hiểm hưu trí cũng bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập có thể nhìn thấy rõ.

Cụ thể như: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được nhận lương hưu là từ đủ 20 năm là khá cao so với các nước trên thế giới. Đối với người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian chờ đến khi đủ tuổi để được nhận lương hưu là quá dài, có người phải chờ đến 20 năm. Quy định này khiến cho người lao động không đủ kiên nhẫn chờ đến khi đủ tuổi để nhận lương hưu.

Bên cạnh đó, mức hưởng lương hưu thấp do số tiền thực đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thấp hơn số tiền thu nhập thực tế người lao động nhận được trong khi còn làm việc.


Nguyên tắc chia sẻ trong bảo hiểm hưu trí chưa thể hiện, các nguyên tắc đóng-hưởng, công bằng, chia sẻ trong chế độ bảo hiểm hưu trí chưa có sự kết hợp hài hòa làm cho khoảng cách giữa người hưởng lương hưu cao nhất và thấp nhất còn quá xa…


Cách tính lương hưu giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, giữa lao động nam và lao động nữ còn chưa công bằng. Nguyên tắc chia sẻ trong bảo hiểm hưu trí chưa thể hiện, các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, chia sẻ trong chế độ bảo hiểm hưu trí chưa có sự kết hợp hài hòa làm cho khoảng cách giữa người hưởng lương hưu cao nhất và thấp nhất còn quá xa…

Ngoài ra, thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn, mức đóng bảo hiểm xã hội bình quân thấp, tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí tử tuất là 22%, trong khi tỷ lệ hưởng là 75%. Mặc dù mức lương hưu bình quân chung là thấp nhưng thời gian hưởng khá dài là những nguyên nhân làm cho quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.

Từ các lý do nêu trên, tôi cho rằng, cần thiết phải sửa Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, đồng thời bảo đảm khả năng chi trả bền vững của Quỹ Bảo hiểm xã hội trong dài hạn.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 3

*

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 4
Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 5

Phóng viên: Trên thị trường lao động nước ta, lực lượng lao động khu vực phi chính thức còn chiếm số lượng lớn. Đây cũng là những khó khăn cho việc bao phủ bảo hiểm xã hội, tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng, bảo hiểm xã hội tự nguyện không thể bao phủ an sinh xã hội nên bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn là chìa khóa để "không ai bị bỏ lại phía sau”. Theo ông, những đề xuất về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này, liệu đã đủ hấp dẫn để thu hút người lao động tích cực tham gia chưa? Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) nên quy định như thế nào để thu hút thêm lực lượng lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội?

Ông Điều Bá Được: Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong giai đoạn trước năm 2019, bình quân số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng khoảng từ 20% đến 30% so với năm trước và bắt đầu tăng mạnh từ năm 2019.

Cụ thể, năm 2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt hơn 558.000 người, gấp 2 lần so với năm 2018, bằng cả 11 năm trước cộng lại. Năm 2020 số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt hơn 1,12 triệu người, gần gấp đôi so với số tham gia năm 2019 và bằng khoảng 12 năm trước cộng lại, đạt 2,28% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, vượt chỉ tiêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW đề ra.

Tuy nhiên, để đạt bao phủ 60% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội và 60% người cao tuổi có lương hưu vào năm 2030, cần có những giải pháp cải cách mạnh mẽ.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chưa có nước nào thành công trong phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việt Nam sẽ không là ngoại lệ. Do vậy, một mặt, chúng ta cần sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để tăng độ hấp dẫn thu hút người dân tham gia, đặc biệt là lao động ở khu vực phi chính thức.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 6

Mặt khác, Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã chỉ rõ định hướng: mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác hướng tới chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết.


Chúng ta cần sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để tăng độ hấp dẫn, thu hút người dân tham gia, đặc biệt là lao động ở khu vực phi chính thức.


Theo tinh thần này, các nhóm đối tượng chưa được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã được vào diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Bao gồm các nhóm như: chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố...

Đồng thời, để khắc phục tình trạng xuất hiện một số quan hệ lao động mới nhưng không ký kết hợp đồng lao động để trốn đóng bảo hiểm xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng đã quy định: Đối với trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì cũng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

Có thể thấy, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW là nhằm hướng tới chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết, nhằm hướng đến mục tiêu thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 7

Như vậy, theo tôi, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải nghiên cứu để đưa nhóm lao động tự tạo việc làm (không đi làm thuê cho ai, không thuê người làm cho mình; chẳng hạn như: thợ cắt tóc, làm đẹp, thợ sửa chữa các loại, buôn bán nhỏ…) có nơi làm việc ổn định, có thu nhập tương đối ổn định, không trái với quy định của pháp luật sẽ thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đối với người lao động là người giúp việc gia đình, hiện nay, pháp luật về lao động đã có quy định rất cụ thể về người giúp việc gia đình được ký kết hợp đồng lao động, được trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, được người sử dụng lao động trả một khoản tiền tương ứng để người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, số lao động này có việc làm, có thu nhập tương đối ổn định, đã có quy định quản lý lao động khá chặt chẽ. Tuy nhiên, việc tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện nên người lao động chưa tham gia đầy đủ. Theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, nhóm người giúp việc gia đình nên chuyển sang đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là phù hợp.

Để nắm chắc lao động ở khu vực phi chính thức, khi tổ chức thực hiện được thuận lợi, cần bổ sung các quy định, cũng như chế tài quản lý lao động, chế tài và thẩm quyền xử phạt vi phạm, khai trình lao động chặt chẽ, đồng bộ, áp dụng số hóa để quản lý, cập nhật dữ liệu kịp thời, chặt chẽ.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 8

Phóng viên: Là người có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, ông có góp ý gì vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này?

Ông Điều Bá Được: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) phiên bản mới nhất lần này đã có nhiều điểm mới, tích cực, cụ thể hóa sát hơn tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW. Tuy nhiên, để hướng tới việc bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động cùng với việc bảo đảm khả năng chi trả bền vững của quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn, thực hiện được nguyên tắc chia sẻ trong chế độ bảo hiểm hưu trí, đặc biệt để khắc phục tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần nhằm hướng tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân. Ban soạn thảo, Tổ biên tập còn rất nhiều việc phải làm.

Tôi xin tham gia đóng góp một số ý kiến cụ thể như sau:

Trước hết, về giải thích từ ngữ, cụm từ bảo hiểm xã hội, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này cần được làm rõ hơn khi xuất hiện thành tố mới: “trợ cấp hưu trí xã hội”. Theo đó, khái niệm bảo hiểm xã hội cần phải được định nghĩa mang tính toàn diện hơn. Đây cũng là cơ hội để chúng ta bổ sung đầy đủ hơn lý luận về bảo hiểm xã hội trong điều kiện thực tế của Việt Nam và bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 9

Khái niệm bảo hiểm xã hội cần phải được định nghĩa mang tính toàn diện hơn.

Dự thảo Luật cần giải thích cụ thể cụm từ “Bảo hộ Quỹ Bảo hiểm xã hội” là gì để người lao động yên tâm, tin tưởng. Ban soạn thảo nên đưa khái niệm này vào ngay phần giải thích từ ngữ.

Cơ quan soạn thảo cũng cần làm rõ nguyên tắc chia sẻ trong chế độ bảo hiểm hưu trí là gì; sự kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ như thế nào.

Làm rõ được nguyên tắc chia sẻ và sự kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ trong chế độ hưu trí là nội dung rất cần thiết nhằm phản ảnh rõ hơn bản chất của bảo hiểm xã hội. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu một cách công phu, khoa học, cùng với việc tiếp thu, học tập kinh nghiệm quốc tế, từng bước hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các quy định về chế độ bảo hiểm hưu trí với mục tiêu gia tăng độ bao phủ, cuộc sống của người về hưu ngày một nâng cao, hướng tới thực hiện mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 10

Công ước số 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra các chế độ an sinh xã hội cơ bản tối thiểu, cần phải có cho người dân. Đó là: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Đây được coi là chuẩn mực quốc tế để các quốc gia trên thế giới xây dựng hệ thống an sinh xã hội, cố gắng bảo đảm các chế độ/trợ cấp nói trên đến từng người dân; hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện an sinh xã hội cơ bản cho toàn dân.

Việt Nam đã thực hiện 8/9 chế độ theo khuyến nghị của ILO, hiện tại còn chế độ trợ cấp gia đình chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Chế độ trợ cấp gia đình trước mắt tập trung chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội.


Việt Nam đã thực hiện 8/9 chế độ theo khuyến nghị của ILO, hiện tại còn chế độ trợ cấp gia đình chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Chế độ trợ cấp gia đình trước mắt tập trung chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội.


Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 11

Trước năm 1995, Nhà nước cũng đã có chính sách trợ cấp đối với gia đình công nhân viên chức nhà nước đông con. Hiện nay, Nhà nước cũng đang có chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần luật hóa các quy định đã ban hành và đang hiện hành vào trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này mà không làm phát sinh tăng nguồn kinh phí chi trả.

Theo quan điểm cá nhân, tôi đề nghị nghiên cứu, xem xét bổ sung chế độ trợ cấp trẻ em. Trước mắt, đối tượng trợ cấp là trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc tại các khu công nghiệp. Sau này, khi điều kiện về nguồn lực cho phép, sẽ mở rộng đến toàn bộ trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội để giữ chân họ ở lại hệ thống an sinh thay vì xin rút bảo hiểm xã hội một lần.

Về lâu dài, chế độ trợ cấp gia đình cần phải nhằm hướng đến đối tượng chăm sóc là người già. Khi Việt Nam đã chuyển dịch dần từ cấu trúc gia đình truyền thống đa thế hệ sang cấu trúc gia đình hạt nhân, khả năng con cái trực tiếp chăm sóc cha mẹ đang giảm đi rất nhiều.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động ảnh 12
Ảnh: Thành Đạt.

Vì vậy, chúng ta cần khẩn trương nghiên cứu triển khai thực hiện thí điểm mô hình chăm sóc người già với những loại trợ cấp hoặc dịch vụ khác nhau, tùy theo nhu cầu và khả năng của người thụ hưởng, có thể chăm sóc tại nhà hoặc chăm sóc tại các cơ sở dưỡng lão.

Nguồn tài chính cho bảo hiểm chăm sóc dài hạn cho người già sẽ do Nhà nước đầu tư ban đầu, cùng với đóng góp từ người lao động và người sử dụng lao động vào Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hoặc có sự kết hợp giữa Quỹ Bảo hiểm xã hội và Quỹ Bảo hiểm y tế.

Điểm mấu chốt là cần thiết kế chính sách sao cho phù hợp dựa trên nguyên tắc đóng-hưởng nhằm huy động sự đóng góp các bên tham gia bảo hiểm xã hội để có nguồn quỹ chi trả, giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước. Đề nghị cần nghiên cứu, xem xét để có định hướng trong tương lai gần.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

----------------------------

Tổ chức thực hiện: NGỌC THANH - XUÂN BÁCH

Nội dung: LAN VŨ - NGÂN ANH

Trình bày: PHƯƠNG NAM

Ảnh: NAM NGUYỄN, BÁO NHÂN DÂN, TÂM TRUNG...

back to top