Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp và gây ra hậu quả nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 6,82%. Thành công này không chỉ thể hiện sự kiên cường và quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, mà còn là minh chứng cho sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cả nước.
Từ tháng 8/2024, Tổng cục Thống kê sẽ thay đổi thời gian công bố báo cáo kinh tế-xã hội tháng theo quy định mới tại Nghị định số 62/2024/NĐ-CP. Việc thay đổi nhằm mục đích phục vụ tốt hơn sự quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp. Báo Nhân Dân phỏng vấn Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương về vấn đề này.
Lao động phi chính thức ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Điều này khiến thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng nguồn nhân lực. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lao động phi chính thức trong nước là 33,4 triệu người .
Ngày 1/7, tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Thống kê phối hợp Ủy ban Dân tộc tổ chức Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế Nghệ An tiếp tục duy trì kết quả tích cực, khi tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,76%, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 26 cả nước, cao hơn cùng kỳ năm 2023.
Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra ngày 29/6, Tổng cục Thống kê cho biết kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi rõ nét hơn.
Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm 2024 là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị là 2,68% và tại khu vực nông thôn là 2%.
Sáng 1/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 nhằm thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và một số nội dung quan trọng khác. Trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so tháng trước và tăng 22,6% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so tháng trước và tăng 15,8% so cùng kỳ năm trước.
Bình quân một tháng có 19,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 1,2%. Tính chung cả vốn tăng thêm của doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1 triệu 268,1 nghìn tỷ đồng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm, có 81.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường chủ yếu do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, “khát” vốn, thiếu kinh phí đầu tư và khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân bốn tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4, sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so tháng trước và tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,0% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,3%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3%; ngành khai khoáng giảm 4,6%.
Sáng 1/4, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức lễ ra quân Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Phạm vi điều tra tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, thời điểm điều tra từ 0 giờ ngày 1 đến ngày 30/4/2024.
Theo Tổng cục Thống kê, so với quý trước, tình hình thất nghiệp quý I/2024 có cải thiện. Số người và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức trước đại dịch Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý I/2024 là 2,24%, giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.
Thời gian điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ được bắt đầu từ 0 giờ ngày 1 đến 30/4. Cuộc điều tra sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập thông tin về 7 nội dung chính.
Hai tháng đầu năm 2024, cả nước có 41.097 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so cùng kỳ. Các nhà đầu tư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp, quay trở lại thị trường đón cơ hội phục hồi và phát triển.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 18,3% so cùng kỳ và tăng ở 60 địa phương trong cả nước; số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 24,8%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục tăng; cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư là những dấu hiệu tích cực của tình hình kinh tế-xã hội tháng đầu tiên của năm 2024.
Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 là cơ sở quan trọng để thúc đẩy cải cách, đưa nền kinh tế tăng tốc phục hồi và tăng trưởng. Việc cần làm là tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn, tạo dựng một môi trường kinh doanh cởi mở, minh bạch, lấy lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu thống kê năm 2023 cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá.
Tính theo khu vực kinh tế, đóng góp kinh tế số của khu vực dịch vụ trong GDP hiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong khi số hóa ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp nhất trong ba khu vực kinh tế.
Tháng 10/2023, có hơn 1,11 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp du lịch Việt Nam đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế. Với đà tăng ổn định, du lịch Việt Nam hoàn toàn có sơ sở để hoàn thành mục tiêu mới đón từ 12-13 triệu khách quốc tế cho cả năm 2023.
Tổng cục Thống kê sáng 29/9 cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, GDP tăng 4,24% so cùng kỳ năm trước.
Kinh tế số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Việc sớm biên soạn và công bố chính thức quy mô kinh tế số ở Việt Nam là cần thiết, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Việc đo lường kinh tế số còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì đây là vấn đề mới nên khó và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, liên quan hầu hết các hoạt động của nền kinh tế.
8 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 7,8 triệu lượt người, gần cán mốc mục tiêu của cả năm 2023. Nỗ lực bứt tốc của toàn ngành du lịch những tháng qua đã bắt đầu cho thấy hiệu quả đáng khích lệ.
Tình hình kinh tế-xã hội quý II/2023 đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực, nhưng tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm không đạt kỳ vọng do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Áp lực lớn đang đặt ra cho công tác điều hành vĩ mô trong những tháng cuối năm nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Thống kê về vấn đề này.