Đại hội Internet thế giới năm 2024 đã khai mạc ngày 20/11, tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Tham dự Đại hội có khoảng 1.000 đại biểu đến từ các nước, khu vực và tổ chức quốc tế trên thế giới.
Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Hội thảo là dịp để giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ trong hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân liên quan đến nội dung bài viết về cuộc cách mạng chuyển đổi số của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2024), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông có niềm tin rằng, từ chỉ đạo của Tổng Bí thư và thực tiễn đất nước hiện nay, thông điệp này sẽ được lan tỏa, thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo nên cuộc cách mạng trong chuyển đổi số để nâng cao năng lực của lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Ngày 31/10, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội thảo tăng cường hạ tầng số và đổi mới sáng tạo, ứng dụng số để phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Trong khuôn khổ Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới 2024 với chủ đề “Tăng tốc - Vươn tầm - Bứt phá thành công”, Amazon Global Selling Việt Nam đã vinh danh các nỗ lực từ các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon.
Ngày 25/10 tới đây, tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội), Ban Nhân Dân cuối tuần, Báo Nhân Dân phối hợp Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức tọa đàm “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tại Việt Nam”.
Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận tập trung chuyển đổi số đã có những phát triển xã hội số với nhiều bước tiến quan trọng, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Phấn đấu đến năm 2025, Bình Thuận trở thành một trong những địa phương đi đầu về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Là doanh nghiệp Bưu chính công ích với bề dày lịch sử 79 năm, Bưu điện Việt Nam rời bỏ thế độc quyền, hiện diện là anh cả trong thị trường bưu chính chuyển phát song hành với nhiệm vụ bảo đảm an ninh bưu chính quốc gia với sứ mệnh phục vụ cộng đồng.
Tỉnh Cà Mau huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu nhằm triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số…
Chuyển đổi số không chỉ mang đến những mô hình kinh doanh mới mà còn mở ra không gian phát triển mới cho Việt Nam, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngày 27/9, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho lãnh đạo, công chức Sở Thông tin và Truyền thông 19 tỉnh phía nam và các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
Sáng 25/9, tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Cục Thương mại điện tử và kỹ thuật số (Bộ Công thương) phối hợp Sở Công thương Bình Định tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung. Tham dự có đại diện các hiệp hội, tổ chức kinh doanh và sự hiện diện của hơn 200 doanh nghiệp tại Bình Định và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung.
Sáng 24/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phối hợp Bộ Công thương tổ chức "Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử cấp khu vực miền trung-Tây Nguyên". Hội thảo là cơ hội tìm ra những giải pháp tối ưu hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Những quan điểm chiến lược trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa là nền tảng trong lý luận và thực tiễn, thể hiện tầm nhìn phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là các công nghệ số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ngày 4/9, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nam tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp liên ngành thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Chiều 10/8, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Nhóm Tư vấn phát triển bền vững Hà Tĩnh tại Hà Nội tổ chức hội nghị thảo luận về định hướng phát triển kinh tế-xã hội và đề cương Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 20, nhiệm kỳ 2025-2030.
Xác định chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng, luôn đi đầu, dẫn dắt, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng, ngành thông tin và truyền thông Hà Tĩnh đã chủ động triển khai hiệu quả, kịp thời các giải pháp ứng dụng công nghệ, hỗ trợ tích cực cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế số và điều hành, thực hiện các nhiệm vụ phát triển của địa phương.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay, nhiều hình thức việc làm mới đã ra đời, tạo ra lực lượng lao động phi chính thức ngày càng lớn ở nước ta. Điều này đặt ra yêu cầu sửa đổi những quy định về việc làm phù hợp thực tế của thị trường lao động trong nước.
Ngày 2/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới”.
Yên Bái nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, có nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy kinh tế-xã hội, tăng cường hợp tác, liên kết đầu tư. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, để phát triển bền vững, Yên Bái đã lựa chọn cách làm hiệu quả, đồng bộ.
Năm 1994, tên miền quốc gia của Việt Nam “.vn” chính thức xuất hiện trên bản đồ internet thế giới. Hành trình 30 năm với nhiều kết quả tích cực, giúp Việt Nam chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Năm 2024 là năm phát triển kinh tế số và xã hội số. Chương trình phổ cập tên miền quốc gia “.vn” vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông kích hoạt mang lại cơ hội hiện diện trực tuyến nhanh chóng chưa từng có cho giới trẻ, cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngày 23/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phối hợp Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024.
Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
Sáng 14/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và doanh nghiệp Việt Nam.
Chiều 10/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề “Tăng trưởng - An toàn - Bền vững”, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số quản trị khách hàng - CRM”.
Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan, Bình Ðịnh được coi là trung tâm công nghệ của miền trung, nơi có trung tâm nghiên cứu, cơ sở của các công ty công nghệ hàng đầu như FPT, TMA, VNPT,... Hiện nay, 100% sở, ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện có cán bộ quản trị mạng; toàn bộ 159 xã, phường, thị trấn đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng,...
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.