Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
CÓ 25 KẾT QUẢ ĐƯỢC TÌM THẤY
“Khổng Vĩnh Nguyên là một nhà thơ nông dân thứ thiệt. Không chỉ vì anh sinh ra và lớn lên ở nông thôn (hầu hết các nhà thơ Việt Nam đều sinh ra và lớn lên ở nông thôn) mà vì anh đã từng là một trai cày. Người như thế mà làm thơ, mà làm thơ hay thì quý lắm!”. Xin trích vài dòng của nhà thơ Thanh Thảo khi ông nhắc đến người thợ cày làm thơ Khổng Vĩnh Nguyên.
Nói đến phương Tây người ta nghĩ ngay đến một Paris tráng lệ, một London thời thượng hay một New York nổi tiếng với những cao ốc chọc trời. Ở nửa bên kia của Trái Đất cũng có một Thủ đô đi vào tiềm thức nhưng bằng tình cảm nhẹ nhàng, với những nét hấp dẫn đặc biệt mà không nơi nào có được. Đó chính là Hà Nội.
Thời khắc đẹp nhất trên đỉnh Phousi là khi ráng chiều nhuộm đỏ cả cố đô Luang Prabang (Lào) và dòng Mekong. Mặc nắng nóng gay gắt của mùa hạ, chúng tôi quyết leo lên đỉnh vì nghe nói đến đây mà không lên núi Phousi ngắm hoàng hôn thì coi như chưa đến Luang Prabang.
Hà Nội cổ kính xen lẫn nét trẻ trung, hiện đại, vừa thân quen, nhưng không kém phần độc đáo luôn có sức hút với những người ưa thích trải nghiệm, khám phá. Từng con đường, góc phố, khu chợ, quán ăn, rạp chiếu phim, bảo tàng… đến cả triền đê cũng đều để lại những dấu ấn khó phai.
- Ai mua cốm ơ… - tiếng rao lảnh lót như rót vào không gian phố nhỏ, cho cảm nhận mùa đã sang trong hương cốm ngọt ngào.
Tây Bắc mộc mạc, Tây Bắc nên thơ, và Tây Bắc dễ khiến người ta lạc lối những ngày tháng 9… Đó là khi lúa óng vàng mật ngọt, những triền núi Hoàng Liên thoải theo hướng nắng, sóng sánh gọi mời, khói lam dưới bản đan vào mây trắng dẫn lối cho những bước chân phiêu du vào một hành trình ngọt lành khó cưỡng.
Những chiếc xích-lô vốn chẳng hề xa lạ ở những thành phố du lịch. Nhưng có lẽ, chẳng nơi nào, xích-lô trở thành một nét văn hóa xưa cũ trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, cũng chẳng nơi nào, những người đạp xích-lô lại phục vụ chuyên nghiệp, am hiểu về các thắng cảnh, di tích… như ở Huế.
Thời gian trôi qua dù có lâu đến bao nhiêu, tưởng có thể xóa sạch mọi dấu vết, ngay cả việc thay đổi đường nét trên một khuôn mặt để cố nhân không còn nhận ra nhau. Nhưng có những điều cứ dìu dịu chảy trong ký ức, thi thoảng lại man mác dậy lên êm êm trong tâm tưởng.
Thời không xa lắm, thuở đó khi đất đai còn chưa đắt đỏ như bây giờ. Ranh giới đất giữa hai nhà là những hàng rào bằng cây hoa dâm bụt.
Đó là chiếc ghế cha tôi đóng thô bằng những mảnh gỗ xẻ, xấp xỉ tuổi tôi. Và bao năm qua, dù tôi ở nhà hay đã xa quê thì vị trí của nó vẫn là nơi bậc cửa, trong căn bếp cũ xưa.
Sông Ruột Lợn không có tên trên bản đồ Tổ quốc, vậy mà từ xa xưa đã lặng lẽ chảy trong câu hát Đúm, không chỉ riêng Lập Lễ, mà còn ở Phả Lễ, Phục Lễ. Ba vùng Lễ này có lệ hát dân ca kỳ lạ.