Minh họa: THU HÀ

Cúi đầu trước núi

Tự dưng lúc này đây, khi đang ngồi dưới chân một dãy núi Tây Nguyên mà trong tôi lại trào lên cảm thức về những ngọn núi. Ðó có thể là nỗi ám ảnh mang mạch thở linh sơn đâu đó trong tâm tưởng. Ngắm núi mà muốn thốt lên lời tự lòng mình, ơi những chóp đỉnh cao vời, cho tôi xin được ngàn lần cúi đầu ngưỡng vọng…    

Tinh khôi hoa trắng

Về quê tôi dịp này có thể dễ dàng bắt gặp ở khắp các lối ngõ, bờ ao bừng lên một mầu trắng muốt tinh khôi của hoa dành dành. Mùi hương ngọt nồng dẫn lối đưa đường, dụ bao bướm ong dập dìu tụ tìm hút mật. Khi dành dành vào kỳ trổ hoa, ấy là mùa xuân cũng chuẩn bị khép lại.

Hà Nội mùa cây thay lá

Hà Nội mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu, thảy tất bốn mùa đều để lại cho ta cảm nhận những nét đẹp bâng khuâng trong sâu thẳm lòng mình mà khó có nơi nào có được. 

Cải vàng gọi nắng triền sông

Cuối năm, gió đã chuyển mình, cái rét len lỏi đâu đó trong từng nhành cây, ngọn cỏ. Hoa cải vào mùa, xôn xao rực vàng nơi triền sông vắng. Buổi chiều bỗng dài ra, lũ bướm ong tíu tít, mải mê bay lượn đến quên cả lối về.

Những ô cửa phố

Dịp cuối thu đầu đông, hương hoa sữa nồng nàn tỏa. Tôi có thói quen dạo phố một mình chỉ để nhẩn nha ngắm những ô cửa sổ, đôi khi ngỡ ngàng bởi chỉ là ô cửa sổ thôi cũng quá nhiều kiểu dáng thiết kế và mầu sắc trang trí. Rất nhiều ô cửa sổ nhìn ra đường, bên những ban-công được trồng nhiều khóm hoa xinh xắn. Người ta bảo đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cửa sổ có lẽ cũng là đôi mắt của ngôi nhà. Cửa sổ tạo mỹ quan cho không gian chung cả tuyến phố. Ở Hà Nội, các phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Phan Ðình Phùng, Nguyễn Gia Thiều… còn hiện diện nhiều ô cửa sổ nhuốm thời gian. Ở đó còn nhiều biệt thự cổ kính, những bức tường loang mầu hoài niệm, khi ấy những ô cửa như cũng trầm ngâm ưu tư, gợi nhắc về bao kỷ niệm xưa xa. Giữa một thành phố đông đúc, có lúc tắc đường đến ngộp thở, thì mỗi ô cửa này như những nốt nhạc trầm, đọng lại vẻ thi vị, thân thương

Mùa đông của cha

Ký ức sâu đậm trong chị về cha, gắn với thời tiết theo mùa. Tuổi ấu thơ của chị là những đêm hè lặng gió, oi nồng. Cha ngồi quạt đổi tay cho ba chị em đến khuya. Nhiều đêm, cha gần như không ngủ. Dạo ấy, điện là thứ xa xỉ, chỉ được dùng để thắp sáng trong mấy ngày Tết; còn lại, đèn dầu “làm bạn” với mọi nhà quanh năm, suốt tháng.

Bán thổ cẩm ở chợ Si Ma Cai. Ảnh: TUẤN LỢI

Si Ma Cai lên phố

Tháng 11-1966, xã Si Ma Cai (Lào Cai) được thành lập trên cơ sở ba thôn, gồm Phố Thầu, Phố Cũ, Phố Mới. Gọi là Phố nhưng thực chất ở đây, ngoài phiên chợ chủ nhật đông đúc, một dãy phố người Hoa ở phố cũ, Đồn Biên phòng, thì chỉ có mấy ngôi nhà gỗ dựng rải rác, vài cửa hàng mua bán đổi chác nông, lâm sản và vật dụng thiết yếu… song ba cái tên đã thể hiện khát khao lên phố của đồng bào. Qua nhiều năm xây dựng, phát triển, ngày 11-2-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra quyết định thành lập thị trấn Si Ma Cai thuộc huyện Si Ma Cai.

Đỗ Đức Thắng (bên phải) và Hồ Văn Quang trong trận tiến công Đồi Đá, cao điểm 544 Phu Lơ, xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị, tháng 4-1970. Ảnh: ĐOÀN CÔNG TÍNH

Người trong ảnh

Đến thăm các bảo tàng lịch sử ở Hà Nội và Thành cổ Quảng Trị, tôi đã nhìn thấy bức ảnh này: Hai người lính thông tin đang trong trận đánh đối mặt trực diện lực lượng địch. 

Đường hoa

Trời dịu nắng rủ tôi về làng, với những thân thương mà suốt thời tuổi thơ tôi và bạn bè đồng lứa có những trò chơi trẻ dại. Bao năm xa quê, có người phần nào “mất gốc” nhưng có những người vẫn đong đầy những ô vuông ký ức về làng như một thứ tài sản, soi mình vào hình ảnh của làng, của phố hay những cung đường đi qua để trân quý những vẻ đẹp thân thương, và để sống tốt hơn.

Vết thương

Vết thương

Trung tuần tháng 7-1972, trong trận phục kích đánh vào tiểu đoàn Bảo an của địch đến cứu viện cho đồn Tô Ma đang bị Tiểu đoàn 309 của ta bao vây, tôi bị thương khá nặng. Hôm đó, tôi vừa cầm khẩu AK bật dậy, thì một quả M79 của địch nổ phía trước tôi chừng chục mét.

Ngôi sao tháng bảy

Ngày tháng bảy bời bời xúc động khi cùng các bạn trẻ đoàn thanh niên của xã đến thăm mẹ. Mẹ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, là niềm tự hào của xã Anh hùng quê tôi - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, giàu lòng yêu nước, đã dâng hiến nhiều người con ưu tú cho Tổ quốc. Người dân quê chúng tôi vẫn thân thương gọi mẹ Hiền là bà Hến. Mẹ Hiền hiền lắm. Hiền như hoa trái trong vườn. Hiền như tên gọi mà mỗi khi cất lên đã chất chứa niềm nhân hậu.

Hoa ngọc lan vườn mẹ

Nhà tôi ở trong phố nên đất rất chật, mặt trước và mặt sau của ngôi nhà dài như ống tay áo, mẹ tôi cho người ta thuê để bán hàng. Ngõ dẫn vào khu giữa ngôi nhà nơi gia đình tôi sinh sống nhỏ như sợi chỉ khâu ở viền ống tay áo.

 Tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô (Quảng Ninh) Ảnh: Phạm Học

Mãi còn lưu dấu

1. Năm 1970, Tòa soạn báo Vùng mỏ chúng tôi được ông Ðỗ Thế Việt, cán bộ kháng chiến hoạt động ở khu mỏ Hồng Gai chuyển tới tấm thiếp của Bác Hồ gửi công nhân khu mỏ Hồng Gai năm 1953. Trong thư gửi kèm, ông Việt viết: "… Năm 1951, Công đoàn đặc khu Hồng Gai chúng tôi có gửi lên Việt Bắc biếu Bác Hồ một chiếc màn (quà biếu của một chị công nhân) và một bức tượng Bác bằng than đá do anh Trần Văn Mão, thợ mỏ Cẩm Phả tạc trong những ngày anh làm phu xe cuốc. Thì tháng 3-1953, Công đoàn đặc khu Hồng Gai nhận được tấm thiếp này của Bác Hồ từ Việt Bắc gửi về cảm ơn. Nay tôi thấy cần phải gửi về cho các đồng chí, mong được giới thiệu lại với công nhân khu mỏ về một bút tích quý giá của Bác…".

Những mùa hoa đậu biếc

Tôi nhận ra mầu tím hoa đậu biếc đang lấp lánh trong ly trà trước mặt mình. Trà hoa đậu biếc. Mầu tím ấy, thức dậy ký ức một thời tuổi thơ tôi trong vắt, bình yên.

Công suất các khu xử lý rác hiện nay chưa đáp ứng để thu gom và xử lý triệt để rác thải trên địa bàn thành phố.

Gỡ nút thắt quy hoạch, xử lý rác thải ở Hà Nội

Kỳ 2: Rà soát năng lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện

(Tiếp theo và hết)

Trong Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt từ tháng 10-2016, đã tính đến sự phối hợp vùng trong xử lý rác thải một số tỉnh chung quanh Thủ đô. Vấn đề quan trọng nhất là sự đồng thuận của nhân dân, nỗ lực của các cơ quan chức năng, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án.

Những sắc thái của trường ca

Nghĩ về trường ca Việt Nam hiện đại, tôi rất tâm đắc với ý kiến của TS Chu Văn Sơn: "Khi thơ trữ tình muốn trình bày những suy cảm về những vận động lớn lao, thậm chí, kỳ vĩ của đời sống bằng một hình thức lớn, khi ấy trường ca xuất hiện. Nói gọn hơn, khi thơ trữ tình muốn chiếm lĩnh thực tại ở cấp độ cái kỳ vĩ thì trường ca bắt đầu lên tiếng". Sau ngày đất nước thống nhất, trường ca ngày càng nở rộ. Có một thế hệ những nhà thơ đã đi qua chiến tranh và tìm đến trường ca như một cuộc đại kiểm kê, một lời tâm sự lớn trước những biến cố lịch sử: Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Nguyễn Ðức Mậu, Từ Nguyên Tĩnh, Lê Mạnh Tuấn, Phạm Hồ Thu, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo, Trần Anh Thái, Thi Hoàng… Và, những người trẻ tuổi hơn đang tiếp nối mạch nguồn thể loại ấy hôm nay: Nguyễn Quang Hưng, Ðoàn Văn Mật, Lý Hữu Lương, Thy Nguyên…

Đồng bãi cuối xuân

Đồng bãi là những vạt đất do phù sa bồi đắp, màu mỡ và tạo lên nhiều ngôi làng. Người ta gọi là làng ngoài sông, làng ngoài bãi. Mùa này về đồng bãi sẽ thấy cây cối tươi tốt mơn mởn trong tiết ấm cuối xuân.

Bên kia cây cầu hiện tại...

Có một dòng sông chảy uốn lượn quanh làng Hoành Nha (Nam Ðịnh) của tôi. Sông mang tên làng. Sông Hoành Nha do người làng tôi thuở khai hoang lấn biển đã đào nên để dẫn nước từ sông Sò về. Người ta gọi sông Hoành Nha là sông con và sông Sò là sông mẹ. Sông con “bú” từ “bầu sữa” sông mẹ mà bồi đắp phù sa vàng mỡ cho cánh đồng hoa màu, ngũ cốc những chiêm mùa chắc hạt, sai bông. Bắc trên dòng sông con ấy là những chiếc cầu, mà tôi nhớ nhất là cầu ông Kinh - nơi bàn chân thơ bé của tôi khi nhẩn nha, lúc tíu tít đi học trường làng mỗi sớm mai.

Cúi xuống cùng Xuân

Xuân đang thăm từng góc phố, ngôi nhà. Xuân ướp non mềm những tán lá, nhuộm thắm bao đóa hoa, làm rộn ràng quả tim thiếu nữ và nảy chồi cả những khát khao cống hiến.

Giọt thời gian qua vườn

Khi cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo nhịp chuyển vần vĩnh cửu của thời gian, những cơn mưa đông như bức màn khói sương huyền ảo, ta chợt nhận ra rằng thêm một năm nữa đã lại đi qua. Khoảnh khắc bâng khuâng ấy, chân bước vội giữa phố phường tấp nập mà lòng tự nhiên chùng xuống nhớ đến cha mẹ ở quê, giờ này chắc đang lúi húi dọn vườn.

Những mùa đông lam lũ

Gió mùa chùng chình thổi. Chị hàng khoai nướng, ngô nướng bên lề đường chếch phía trước tòa chung cư tất bật với công việc thường ngày. Khách đến rồi khách đi. Người qua đường lao vun vút. Chậu than hồng của chị luôn đỏ rực. Mẹ tôi ra thành phố thăm con cháu, đi qua hàng khoai. Mùi khoai nướng níu chân mẹ.

Rau treo tường

Giữa cuộc sống đô thị, bê-tông, cốt thép nuốt dần mảng xanh, nhà cửa chật hẹp, sự hiện diện của một cái vườn đúng nghĩa trên tầng cao sẽ tạo nên điều bất ngờ thú vị nho nhỏ cho bất cứ ai. Ở đó mùa nào thức nấy, lúc lỉu hoa quả và no thỏa niềm tự hào. Mầu tươi tắn của những thứ cây đầy sức sống được vun xới bằng nhiệt huyết của người trồng và được tưới tắm bằng niềm hy vọng. Bất kể ai trồng cây cũng mong ngày hái quả. Niềm mong mỏi của hàng nghìn người trồng rau trong đô thị còn bời bời lớn hơn.

Chiến sĩ Hải quân đọc thư gửi từ đất liền. Ảnh: TRẦN THÀNH

Hơi ấm trùng khơi

Căn hộ chung cư tôi ghé thăm trước khi bước chân lên chuyến tàu công tác Trường Sa giống hệt như hàng trăm căn hộ ở khu đô thị. Nhà không có đàn ông, từ việc lớn trong gia đình như họ mạc, con cái, đến cái quạt, ti-vi bị hỏng, bắc ghế đóng đinh lên tường… cũng chỉ một tay người phụ nữ.

Hội chọi trâu Bảo Hà

Khi mưa ngâu lắc rắc trên núi đồi và các nhà đốt vàng mã cúng rằm xong, mọi người hỏi nhau sắp có hội chọi trâu đấy nhỉ.

Các chị thuộc nhóm phụ nữ tự quản vùng biên bên cột mốc biên giới.

Như những dòng sông

Chị dắt chúng tôi đến cột mốc 241 (Tân Châu - An Giang). Ðó là ranh giới duy nhất chưa bị con nước xóa nhòa ở nơi sông Tiền đang vào mùa nước lớn. Trong cái nắng gắt gay vùng biên giới, đá và nền xi-măng hắt ra cái nóng bỏng rát. Bóng các chị thoăn thoắt di chuyển, người quét, người lau, người nhổ cỏ… Tít trên đỉnh cột cờ chót vót, đôi lá cờ phần phật bay trong gió.

Mùa thơm vườn mẹ

Vào ngày được chút thảnh thơi, tôi thường trở về vườn cây của mẹ để sà dưới tán cây đã nuôi tôi lớn. Vùng quê nhà cửa san sát nhưng vẫn còn đó những ngôi vườn hoa quả thơm lừng. Nhà nào cũng tận dụng khoảnh đất để trồng nơi này là bưởi, chỗ kia là cây roi, cây nhãn lúc lỉu quả. Ô nhỏ hơn thì trồng sen cạn, hoa giấy hoặc tường vi.

Căn phòng của cô giáo vùng cao Ðiện Biên.

Con chữ vùng cao hết khô lại ướt

Một năm học mới đã đến. Với nhiều làng bản nơi miền quan san nghèo khó, đấy là một sự kiện không kém phần ấn tượng. Ðơn giản vì sẽ không có gì để nhớ nếu ở đó không có những lớp học - những lớp học bám vào sườn núi như thể mọc ra từ lòng đất. Tre nứa đơn sơ, nắng mưa dầu dãi, những trang sách giáo khoa cũng bạc màu như đất và trên những gương mặt lấm láp của học trò, chúng tôi như đọc được những khát vọng lấp lánh, tinh khôi.

back to top