Các diễn giả phát biểu ý kiến tại chương trình.

Gặp gỡ văn chương Việt-Hàn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 5/7, tại Hội trường Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cùng Trường đại học Văn Lang tổ chức chương trình giao lưu văn chương Việt-Hàn 2024, với chủ đề “Văn học trẻ đương đại Việt-Hàn và Văn học hai nước trong bối cảnh toàn cầu hóa”.
Giáo sư Mai Quốc Liên, nhà văn, nhà khoa học luôn nhiệt huyết với đời

Giáo sư Mai Quốc Liên, nhà văn, nhà khoa học luôn nhiệt huyết với đời

Trong giới khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là chuyên ngành văn học cổ, cũng như trong phê bình văn học hiện đại, Giáo sư Mai Quốc Liên (trong ảnh) là một tên tuổi rất đáng chú ý. Giáo sư được xem là một trong số ít ngòi bút uyên bác, có nhiều kiến giải mới mẻ về những vấn đề tưởng đã quen thuộc. Ham đọc, trí nhớ tốt, hiểu sâu và rộng cả cổ kim đông tây, sát thời cuộc, nên ông được nhiều người khâm phục, vị nể, quý trọng.
Các nhà văn lão thành đến từ nhiều vùng miền trong cả nước giao lưu bên lề hội nghị.

Tôn vinh các nhà văn lão thành Việt Nam

Gần 300 đại biểu là nhà văn thuộc thế hệ cầm bút đã đi qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đến những năm tháng hòa bình và xây dựng đất nước đã có mặt tại Hội nghị Đại biểu các nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất, năm 2023. Sự kiện thể hiện sự tôn vinh và khẳng định sứ mệnh quan trọng của văn học trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong buổi ra mắt sách "Mùa hè không tên" tại Thành phố Hồ Chí Minh.

"Tôi viết sách để kéo tuổi thơ gần lại"

"Mùa hè không tên", cuốn truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được Nhà xuất bản Trẻ phát hành trên cả nước. Một lần nữa, những hoài niệm tuổi thơ trong trẻo ở ngôi làng Đo Đo lại được tác giả nhắc đến với bao mảnh ghép đong đầy thương yêu. Nhắc đến xóm làng và chuyện buồn vui của tụi nhỏ miền quê luôn là cách nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lựa chọn để kéo tuổi thơ lại gần.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết "Vầng trăng Him Lam" của nhà văn Châu La Việt. (Ảnh tư liệu)

“Vầng trăng Him Lam” khắc họa đậm nét hình tượng người nghệ sĩ và chiến sĩ

“Vầng trăng Him Lam” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2023) là tác phẩm mới nhất mà nhà văn Châu La Việt mới hoàn thành tại Trại sáng tác văn học về đề tài “Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang” năm 2023. Đây là cuốn tiểu thuyết tư liệu- lịch sử mà nhân vật trung tâm chính là nhạc sĩ tài danh Đỗ Nhuận.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Ảnh tư liệu)

Anh Hoàng Phủ Ngọc Tường lại về với sông Hương

Tôi còn nhớ, tháng 2 năm 1971, đơn vị hành quân trên đường Hồ Chí Minh, Trường Sơn, một đêm, đã nằm võng nhưng chưa ngủ, tôi nghe người bạn bên cạnh mở radio, chương trình “Tiếng thơ” của Đài Tiếng nói Việt Nam, nghệ sĩ ngâm bài thơ “Tôi đi trên những con đường rừng cũ” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh). Tôi nhớ nhất hai câu thơ: Đồng chí nào chia tay nơi đây?/Ngã ba rừng hoang lá đầy...
Nhà văn Nguyễn Chiến Thắng trong buổi ra mắt sách tại trụ sở Hội nhà văn Việt Nam - Ảnh: Huyền Nga.

Nguyễn Chiến Thắng: Chuyện kể của một Đại sứ say mê viết văn

Với số đông độc giả, cơ hội lắng nghe những câu chuyện “thâm cung bí sử” từ một nhà ngoại giao chuyên nghiệp là khá hiếm hoi. Cơ hội được một Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền sẻ chia những xúc cảm, ký ức còn vẹn nguyên tươi rói về những miền đất và con người đặc biệt mà ông may mắn được trải nghiệm, gắn bó còn hiếm hoi hơn nữa.
Những thông điệp nhân văn về chiến tranh

Những thông điệp nhân văn về chiến tranh

“Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” là cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Nguyễn Một viết về đề tài chiến tranh vừa chính thức ra mắt độc giả. Tuy nhiên không tiếp tục đi theo lối viết huyền ảo vốn đã ghi dấu trong lòng bạn đọc từ thành công của các tác phẩm trước đó, cuốn sách mới của nhà văn Nguyễn Một đã chọn cách khai phá mảnh đất hiện thực của chính mình, với những thông điệp nhân văn về chiến tranh.
Ông Bùi Sơn Định giới thiệu một số bản thảo viết tay, đánh máy các tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà văn Sơn Tùng.

Nhớ Sơn Tùng, nhà văn Anh hùng

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc đã đi vào văn học nghệ thuật như nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của hàng trăm tác giả trong nước, ngoài nước. Nhưng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) với những trang viết vô giá cho lịch sử và văn học.
Ký họa chân dung nhà văn Đỗ Bích Thúy của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.

Người viết Đẹp

Đỗ Bích Thúy ra mắt cuốn sách thứ 23 đúng dịp sinh nhật. Than đỏ dưới tro tàn, vẫn ngày 13/4, vẫn Laca cafe trên con phố Lý Quốc Sư cận kề Nhà thờ Lớn, vẫn ê-kíp bấy lâu nay thấu hiểu yêu chiều Thúy hết mực: họa sĩ Lê Thiết Cương kỹ tính bậc nhất và “bà đỡ” mát tay Vũ Phương Liên, nhà sách Liên Việt cùng nhiều, thật nhiều bạn viết bạn nghề bạn đọc - những người yêu mến Thúy. Mà thực ra đấy toàn là bằng hữu phải lòng những trang viết đẹp, buồn, trĩu nặng ân tình của nhà văn Đỗ Bích Thúy - người đàn bà viết được cả trời và đời nâng niu, gượng nhẹ...
Nhà văn Marc Levy. (Ảnh: Nhã Nam cung cấp)

Nhà văn Marc Levy trở lại Việt Nam

Theo thông tin từ Nhã Nam, nhà văn được mệnh danh là chuyên gia của những tiểu thuyết tình cảm lãng mạn Marc Levy sẽ có chuyến trở lại Việt Nam nhân dịp ra mắt vở kịch chuyển thể “Mọi điều ta chưa nói” (do đạo diễn Việt Linh biên kịch, Việt Linh và Lê Chi Na đồng đạo diễn) và bản dịch tiếng Việt "Hoàng hôn của bầy mãnh thú".