Ngày 17/4, tỉnh Bình Phước đã tổ chức họp mặt gần 100 già làng, người có uy tín tiêu biểu năm 2025. Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước Hà Anh Dũng chủ trì họp mặt.
Khi vụ mùa đã hoàn tất, người dân ở các bản làng trên vùng cao A Lưới (thành phố Huế) quây quần đón lễ hội A Za - lễ hội truyền thống tri ân cây lúa của người dân bản địa.
Cứ vào tháng 3 hằng năm, cộng đồng người Gia Rai ở làng O Grangvà De Chí, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai lại chuẩn bị đồ lễ vào rừng thực hiện nghi thức cúng thần rừng. Đây là phong tục mà người dân kế thừa của ông bà từ bao đời để lại.
Nằm hai bên bờ sông Đăk Pne mát lành, làng Kon Brăp Ju và Kon Biêu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) là nơi sinh sống của dân tộc Ba Na và Xơ Đăng. Nhà rông ở đây vừa là biểu trưng của tộc người, vừa là thiết chế văn hóa quan trọng góp phần gìn giữ các giá trị truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Tỉnh Ðắk Lắk hiện có 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35% dân số toàn tỉnh với 921 người có uy tín. Bằng kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong cuộc sống, các già làng, người có uy tín có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, gắn kết cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm mới có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Ba Na ở Gia Lai. Vì vậy, "Cúng năm mới" là nghi lễ vừa bày tỏ tấm lòng thành của dân làng đối với các thần linh, đồng thời thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên, tạo nên sức mạnh của cộng đồng, là sự giao hòa giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên tạo vật, và đáp ứng nhiều mong mỏi khác từ cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất từ xa xưa đến nay.
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Ðê ở Tây Nguyên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, dân làng luôn có cuộc sống no đủ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào. Thông qua nghi lễ này, đồng bào Ê Ðê cũng bày tỏ mong ước cho sự đoàn kết, gắn bó nghĩa tình của cộng đồng, buôn làng.
Dựa trên những nét đẹp văn hóa của tỉnh Quảng Nam, từng câu chuyện, hình ảnh được “cắt tỉa, mài giũa” để trở thành các thước phim sinh động hơn. Ở đó có sự chung tay của các cá nhân, đơn vị sản xuất nội dung, phim tài liệu. Với đạo diễn Ngô Hòa (Xứ Quảng Media), mỗi góc máy, từng lời bình trong phim tài liệu về quê hương cần mang đậm tinh thần sáng tạo do chính con người Quảng Nam tạo ra.
Dân tộc Brâu là một trong năm dân tộc ít người nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, định cư tại làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Làng của người Brâu ở vị trí đặc biệt, nơi giao lưu văn hoá ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia, cho nên hầu hết người Brâu sử dụng được ngôn ngữ của ba đất nước.
Ngày 30/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phối hợp Sở Tư pháp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho hơn 400 đại biểu là các bí thư, trưởng bản, già làng, người có uy tín ở khu vực biên giới.
Với vị thế, vai trò đặc biệt của mình, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ được coi là lực lượng quần chúng đặc biệt, là điểm tựa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Người Ê Ðê theo chế độ mẫu hệ, điều này được in đậm dấu ấn ở kiến trúc và trang trí nghệ thuật trên ngôi nhà dài truyền thống. Khi đặt chân lên chiếc cầu thang vào nhà, ta thấy những biểu trưng nữ quyền được thể hiện rất rõ nét bởi đôi bầu vú của người phụ nữ và hình vầng trăng khuyết, thậm chí ngay cả ở cách bài trí đồ đạc trong nhà.
Đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của người có uy tín, già làng, trưởng bản tại cơ sở trong tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm, động viên người có uy tín, già làng, trưởng bản bằng các việc làm kịp thời, trách nhiệm. Nhờ đó, đội ngũ người có uy tín, già làng, trưởng bản thêm tin tưởng, phấn khởi, tích cực tham gia mọi hoạt động tại cơ sở, góp phần động viên nhân dân hăng hái thi đua thực hiện hiệu quả các phong trào…
Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Đây là hạt nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp gắn kết cộng đồng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gương mẫu trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, phát triển văn hóa-xã hội, có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng, thời gian qua, Huyện ủy Đăk Hà (Kon Tum) đã quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền đến các chi bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tìm đọc, nghe và làm theo báo, tạp chí của Đảng.
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có hơn 70% dân số là người Ra Glai sinh sống. Tộc người này có vốn văn hóa cổ truyền khá phong phú, đa dạng, nhiều bản sắc đặc trưng. Thời gian qua, huyện Khánh Sơn đã có nhiều nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Ra Glai.
Đồng bào Giẻ Triêng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội truyền thống rất độc đáo là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than, vừa là tên gọi của một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than, phục vụ cho lò rèn truyền thống.
Với mong muốn bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, thời gian qua, anh Hồ Chỏ, người Bru-Vân Kiều, công chức văn hóa xã hội ở Ủy ban nhân dân xã Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm xây dựng nên một không gian "bảo tàng thu nhỏ" ngay tại nhà, trở thành địa điểm để những người cùng sở thích đến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm và giao lưu văn hóa thú vị tại địa phương.
Rừng, tiếp rừng. Núi, rồi lại qua núi. Suốt dọc đường đi vẫn là thăm thẳm mầu xanh hoang sơ và kỳ vĩ của đại ngàn. 20 năm, hôm nay tôi mới được trở lại với những người bạn dân tộc Cơ Ho Chill buôn K’long K’lanh anh hùng - căn cứ của hai cuộc kháng chiến (thuộc xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) dưới chân dãy Bidoup - một trong ba đỉnh núi cao nhất được mệnh danh là nóc nhà, điểm tựa tâm linh của vùng đất Tây Nguyên.
Gần 200 đại biểu được tôn vinh tại chương trình là những người có uy tín tiêu biểu, là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động tại địa phương, là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của bản, làng, địa phương.
Trong 2 ngày (27 và 28 / 5), UBND TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) phối hợp Trung tâm Chính trị thành phố khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.
Quá trình cư trú lâu đời giữa miền thượng du dưới chân dãy Trường Sơn, đại ngàn với tất cả những gì thuộc về nó đã quy định việc hình thành nên các giá trị văn hóa của các tộc người. Các dân tộc anh em trên miền rừng núi rừng phía tây Tổ quốc đã liên tục trả lời cho các câu hỏi một cách có trách nhiệm về sự lựa chọn không gian sống của mình bằng những đặc điểm, tập quán pháp riêng biệt. Không gian rừng đã chi phối toàn bộ cuộc sống, cách sống, lối sống, kiểu sống và mọi hành vi ứng xử của cư dân rừng.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, phong tục Lễ cúng bắc máng nước mỗi khi lập làng mới hay nguồn nước đang sử dụng không còn bảo đảm chất lượng có ý nghĩa đặc biệt.
Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 - những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Tham dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
Chiều 19/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín - những người có vai trò “giữ lửa và truyền lửa”, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
Là cư dân sống chủ yếu bằng làm nương rẫy và theo tín ngưỡng đa thần cho nên trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, người Cơ Ho Cil thường tổ chức nhiều nghi lễ như lễ cúng rừng, phát rẫy, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa lúa chín, lễ mừng lúa mới... và lễ cầu mưa. Người Cơ Ho Cil gọi lễ cầu mưa là nhô dơng, nghi lễ tạ ơn các vị thần đã ban cho con người có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và sự bình yên cho gia đình, dòng tộc và buôn làng.
Ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả tốt, những năm qua, Ðảng ủy, Ban Giám đốc Công ty 74 (Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng) còn lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đơn vị thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng "Ðơn vị dân vận tốt"; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân, người lao động về công tác dân vận, giúp nhân dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Nhằm chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách ở khu vực biên giới của tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các huyện biên giới tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng-Ấm lòng dân bản”-Tết Giáp Thìn 2024.
Về xã Nong U, huyện Ðiện Biên Ðông (tỉnh Ðiện Biên) nhắc đến già làng Cư Chừ Tú ở bản Tìa Ló B thì ai cũng biết. Bởi nhiều năm nay ông Tú luôn là tấm gương sáng trong tuyên truyền, vận động người dân địa phương tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, chung sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.