Chuyển đổi sang các ngành công nghiệp sạch là cơ hội quan trọng để Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung hội nhập theo xu hướng toàn cầu, mang lại lợi thế chiến lược trong thu hút các dự án đầu tư xanh.
Đông Nam Bộ hiện là vùng kinh tế tập trung đông đảo công nhân, lao động - là lực lượng đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.
Để phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới, thực tiễn đang đòi hỏi các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ không chỉ huy động, tối ưu hóa các nguồn lực, mà còn cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng.
Tỉnh Bình Phước mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82 của Chính phủ về “Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững” trên địa bàn. Kế hoạch nhằm mục tiêu xây dựng Bình Phước trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ và đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch bền vững.
Chiều 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ hai của Hội đồng với chủ đề Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về tầm nhìn, Thủ tướng nhấn mạnh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cần phấn đấu trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài, lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn của đất nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Sau gần 40 năm đổi mới, từ thực tiễn sinh động và sáng tạo, thành phố đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những năm qua tỉnh đã đạt được những thành tựu lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành điểm sáng về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Với số dân hơn 18 triệu người, hiện nay vùng Đông Nam Bộ luôn được xem là thị trường năng động nhất cả nước. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, tỉnh Bình Dương và các địa phương trong vùng đang nỗ lực thực hiện các hoạt động kết nối cung-cầu hàng hóa, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và người dân tham gia sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.
Để thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực khai thác tiềm năng, lợi thế, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; trong đó, chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp.
Đến năm 2050, Bà Rịa-Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia; trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á; trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế; đồng thời là trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ…, đó là mục tiêu chính của quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khóa 7 thông qua.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho Thành phố mà còn cả phía nam, trong đó có khu vực Đông Nam Bộ. Việc đẩy mạnh liên kết giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI và 5 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Là đầu tàu kinh tế-xã hội của cả nước, vùng Đông Nam Bộ cũng đạt được kết quả quan trọng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các địa phương trong vùng đang tập trung nhiều giải pháp nhằm phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Được ví như “mặt tiền” vùng Đông Nam Bộ, hướng ra Biển Đông, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Bà Rịa-Vũng Tàu đã trở thành một cực tăng trưởng quan trọng của vùng.
Bình Phước, một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có đường biên giới với nước bạn Campuchia dài nhất cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều cánh rừng nguyên sinh-đây được xem là lá phổi xanh góp phần điều hòa không khí, cung cấp nguồn nước cho các tỉnh, thành phố trong khu vực.
Vùng Đông Nam Bộ, trong đó hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng có chỉ số tăng trưởng nhanh, chất lượng tăng trưởng cao, đầu tàu phát triển công nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển toàn vùng chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng sẵn có của vùng.
Hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch đường sông của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, đến nay "mỏ vàng" này vẫn chưa được khai thác bài bản, đúng mức để tạo thành điểm nhấn trong ngành "công nghiệp không khói" của vùng.
Chiều 19/3, một lãnh đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045. Theo đó, Biên Hòa sẽ được chuyển từ mô hình “đô thị công nghiệp” sang “đô thị dịch vụ và công nghiệp”.
Chiều 29/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Tài chính đã tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ: Kết nối đầu tư-Hỗ trợ phục hồi và phát triển”.