Việt Nam đã có gần 40 năm trên chặng đường đổi mới, vượt qua biết bao khó khăn, trở ngại và thách thức to lớn. Từ một nước nghèo, bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh, nhiều năm bị cấm vận, đến năm 2022, nước ta đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Việt Nam, trong một thời kỳ dài, bị ấn định hình ảnh thương hiệu là một đất nước nghèo bị chiến tranh tàn phá, với nền nông nghiệp lạc hậu. Sự thay đổi ngoạn mục của Việt Nam trong vài thập kỷ qua, tiếc thay vẫn chưa được phản ánh đúng mức trong chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia.
Chính những mô hình nông nghiệp công nghệ cao do các doanh nghiệp trong và ngoài ngành tham gia đầu tư đang góp phần quan trọng để đưa thương hiệu nông sản Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, sẽ có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam gia tăng khả năng chi phối thị trường thế giới.
Sự thành công của chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, kiến tạo thương hiệu và quyền lực mềm quốc gia của Hàn Quốc được xem là hình mẫu cho nhiều quốc gia, từ nhiều năm nay. Việt Nam có thể tham khảo được gì từ cách làm của quốc gia này? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân, Giám đốc Đối ngoại Naver Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu khoa học Hàn Quốc (KRAV) quanh chủ đề này.
Với cách lựa chọn định hướng phát triển xanh, sạch, thương hiệu quốc gia sẽ trở nên đắt giá hơn khi quyền lực mềm, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng trở nên có uy tín, trọng lượng, giá trị thuyết phục cao hơn, nhất là trong một thế giới đang chia rẽ, phân cực mạnh mẽ do cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế gay gắt.
Tuy từ đầu năm phải đối diện nhiều thách thức, song Tập đoàn Masan (Masan Group) vẫn tự tin vào kết quả kinh doanh có những bứt phá vào nửa cuối năm 2023 nhờ sở hữu nền tảng kinh doanh vững chắc cùng những sáng kiến trong sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm vừa qua, giáo dục Việt Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ, có tên trên nhiều bảng xếp hạng trong khu vực và thế giới. Ngoài việc phục vụ nhu cầu học tập trong nước, giáo dục Việt Nam đang dần khởi sắc, xây dựng thương hiệu riêng mang tính quốc tế.
24 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp Việt được chấp thuận đầu tư ra nước ngoài (OFDI), đến nay đã có những doanh nghiệp tạo lập, khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Song, để có nhiều hơn những thương hiệu Việt mang quy mô toàn cầu, đã đến lúc chúng ta cần đổi mới cơ chế, chính sách liên quan OFDI.
Điện ảnh đã chứng tỏ là một trong những phương tiện quảng bá hiệu quả, dễ đi vào lòng người với những dấu ấn sâu đậm và bền vững, nhất là trong kỷ nguyên kỹ thuật số và văn hóa nghe nhìn lên ngôi.
Sự tăng trưởng về lượng khách, đặc biệt ở thị trường quốc tế vài tháng qua, đã thắp lên những tín hiệu vui cho sự phục hồi, phát triển ngành công nghiệp không khói nước nhà. Song, để hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế, 130 triệu lượt khách nội địa vào năm 2025; 35 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa vào năm 2030 như Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đã đề ra thì còn nhiều việc phải làm, trong đó cần đặc biệt chú ý vấn đề định vị thương hiệu du lịch quốc gia.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Hoàng Thị Hạnh Trang, thương hiệu quốc gia là một bộ phận quan trọng cấu thành nên “sức mạnh mềm” của một quốc gia, dân tộc; thể hiện sức lôi cuốn, mức độ nhận biết cũng như hội nhập của nền kinh tế trong một thế giới luôn biến đổi không ngừng.
Từng tốt nghiệp Trường Nghiệp vụ ngân hàng Bắc Ninh năm 1987 và làm trong ngành ngân hàng đến năm 1992, điều gì khiến doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực trở thành “thương lái”, như từ bà dùng để “nói cho sang”, chứ thực chất-cũng từ bà dùng, là “đi buôn”? Và những năm gần đây, lý do nào lại thôi thúc bà đắm đuối với giấc mơ chuyển đổi số cho nông nghiệp?
Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội”. Với tinh thần đó, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ cụ thể hóa nội dung trên bằng Quyết định số 14/QĐ-TTg, ngày 26/2/2021 về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” của Bộ Công an giai đoạn 2021-2025. Là một trong những đơn vị nhận trách nhiệm đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, GTEL đảm trách một sứ mệnh riêng.
LTS-Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Báo Nhân Dân đã nhận được ý kiến trao đổi của đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố, sở, ngành về những khó khăn cũng như giải pháp để đưa các sản phẩm OCOP của địa phương ra với thị trường rộng lớn hơn.
LTS - Dù bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023 vẫn được dự báo là phục hồi và đạt kết quả khả quan. Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế.
Số “kỳ lân” công nghệ đã tăng lên con số bốn với sự thành công của MoMo và Sky Mavis. Bên cạnh đó là hàng chục start-up như Tiki, Giao hàng Tiết kiệm, Trusting Social, Kyber Network, KiotViet, Amanotes tiệm cận trạng thái “kỳ lân”, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số,… báo hiệu một tương lai đầy hứa hẹn về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.
Năm 2023, trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản phải đối mặt hàng loạt thách thức, Kim Oanh Group vẫn là thương hiệu tạo được nhiều dấu ấn trên thị trường. Người chèo lái con tàu Kim Oanh Group vượt bão - Chủ tịch HĐQT Đặng Thị Kim Oanh chia sẻ về sự kiên định trong theo đuổi mục tiêu trở thành tập đoàn đa ngành.
Tháng 10/2002, trong lần tháp tùng Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới thăm Cộng hòa Hồi giáo Iran, tôi nhớ trong cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ, Tổng thống Iran lúc đó, ngài Mohamed Khatami, đã nói một câu mà tôi không thể nào quên: “Thế kỷ 20 là thế kỷ đau thương của nhân loại và trong thế kỷ 20 chỉ có điều duy nhất an ủi nhân loại là chiến thắng của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ”.
Theo định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông năm 2023, Việt Nam đặt chỉ tiêu tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử-viễn thông khoảng 185 tỷ USD năm 2025, đạt tỷ lệ đóng góp từ 6-6,5% vào GDP của cả nước.
“Tập đoàn TH chỉ như những hạt cát nhỏ, những hạt cát sáng và sạch, góp phần trong biển cát này để cho người dân đất Việt được thụ hưởng những sản phẩm thực phẩm sạch”. Đó là chia sẻ của Anh hùng Lao động Thái Hương khi nói về giấc mơ tạo dựng “bếp ăn tử tế”.
Được thành lập sau Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam trên cơ sở quốc hữu hóa các nhà máy trước đây, Công ty cổ phần Pin ắc-quy Miền Nam (PINACO) đã vươn lên mạnh mẽ, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 nhờ tiên phong trong “đổi mới-xóa bỏ bao cấp”, kinh doanh theo cơ chế thị trường. 47 năm xây dựng, phát triển, PINACO trở thành thương hiệu quốc gia với slogan rất ấn tượng.
Là đơn vị cung ứng dịch vụ tại một trong những cảng hàng không lớn của đất nước, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) xác định sứ mệnh nâng tầm dịch vụ sân bay, linh hoạt nắm bắt nhu cầu khách hàng để đưa ra nhiều dòng sản phẩm phục vụ cho từng thị trường, từng đối tượng chính là điểm mạnh nhất của SASCO.
Trong suốt chặng đường hơn 30 năm gây dựng và phát triển Tập đoàn BRG và Ngân hàng SeABank, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga vinh dự được tặng Huân chương Lao động hạng nhất cùng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác. “Với tôi, danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc chính là nguồn động lực để tôi cống hiến và sẻ chia với cộng đồng nhiều hơn nữa”, nữ doanh nhân chia sẻ.
Các số liệu thống kê cho thấy: Du lịch Thái Lan đang phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19, đưa xứ sở những nụ cười tiếp tục trở thành điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế.
Vừa qua, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã long trọng tổ chức lễ trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước năm 2023 dành cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. Doanh nhân Lê Nữ Thùy Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn KN Holdings vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước.
Với tinh thần “doanh nghiệp vì công nhân” tương thân, tương ái, hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở, bảo đảm an cư cho người lao động.
Sự kiện VinFast chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) ngày 15/8 được chú ý đặc biệt bởi đã rất lâu rồi mới có một doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tham gia sân chơi đẳng cấp toàn cầu.
Trong lĩnh vực y học và nghiên cứu, các liệu pháp với trọng tâm là tế bào gốc đang nổi lên như một lĩnh vực có tiềm năng đầy hứa hẹn trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính. Được ví như điều kỳ diệu của y học, tế bào gốc đang mở ra những cơ hội mới cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Vinamilk hiện xuất khẩu sản phẩm sang gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhờ nắm bắt thị hiếu, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, đặc biệt quan tâm đến tính xanh và bền vững.
LTS - Với các chính sách đầu tư cởi mở, thông thoáng và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, không ngừng được cải thiện, Việt Nam đang là một trong những quốc gia đi đầu và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam, thương hiệu Việt Nam cũng đã vươn mình ra sân chơi toàn cầu.