Với cách lựa chọn định hướng phát triển xanh, sạch, thương hiệu quốc gia sẽ trở nên đắt giá hơn khi quyền lực mềm, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng trở nên có uy tín, trọng lượng, giá trị thuyết phục cao hơn, nhất là trong một thế giới đang chia rẽ, phân cực mạnh mẽ do cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế gay gắt.
24 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp Việt được chấp thuận đầu tư ra nước ngoài (OFDI), đến nay đã có những doanh nghiệp tạo lập, khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Song, để có nhiều hơn những thương hiệu Việt mang quy mô toàn cầu, đã đến lúc chúng ta cần đổi mới cơ chế, chính sách liên quan OFDI.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Hoàng Thị Hạnh Trang, thương hiệu quốc gia là một bộ phận quan trọng cấu thành nên “sức mạnh mềm” của một quốc gia, dân tộc; thể hiện sức lôi cuốn, mức độ nhận biết cũng như hội nhập của nền kinh tế trong một thế giới luôn biến đổi không ngừng.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội”. Với tinh thần đó, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ cụ thể hóa nội dung trên bằng Quyết định số 14/QĐ-TTg, ngày 26/2/2021 về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” của Bộ Công an giai đoạn 2021-2025. Là một trong những đơn vị nhận trách nhiệm đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, GTEL đảm trách một sứ mệnh riêng.
Với tinh thần “doanh nghiệp vì công nhân” tương thân, tương ái, hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở, bảo đảm an cư cho người lao động.
Vinamilk hiện xuất khẩu sản phẩm sang gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhờ nắm bắt thị hiếu, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, đặc biệt quan tâm đến tính xanh và bền vững.
Thực hiện chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, những năm qua, Nhà máy Z121 (Công ty TNHH MTV Hóa chất 21), thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa sản xuất quốc phòng vừa sản xuất kinh tế, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu các sản phẩm quốc phòng và kinh tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong Bảng đánh giá Top 121 Thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới của Tổ chức Brand Finand, Thương hiệu quốc gia Việt Nam luôn được xếp ở nửa trên và có mức thăng hạng đều qua các năm. Năm 2023, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 33/121. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí NGUYỄN HỒNG DIÊN, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Công thương về những nỗ lực để có được sự thăng hạng này.
Là một doanh nghiệp có sản phẩm được bình chọn danh hiệu Thương hiệu quốc gia, Công ty cổ phần Nước giải khát Yến sào (Sanvinest) Khánh Hòa vạch ra chiến lược tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, qua đó, giúp chắp cánh cho thương hiệu bay xa hơn.
Đồng hành với định hướng phát triển kinh tế cân bằng của tỉnh Bình Dương, hướng đến mục tiêu tạo ra nền tảng dịch vụ thương mại mang tầm quốc tế tại Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Tổng Công ty Becamex IDC) đã đầu tư phát triển Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC).
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019-2022).