Năm 2024, đặc biệt là trong những tháng cuối năm, ngành nuôi tôm đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, công tác quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều khó khăn.
Với chủ trương cho bổ sung thêm hạng mục mới thì khi hoàn thành, trong khuôn viên quảng trường Phan Ngọc Hiển (thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) sẽ có thêm công trình về biểu tượng con tôm Cà Mau.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) năm 2017, Huyện ủy Giao Thủy tiếp tục ban hành, triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu tôm đã vượt qua khó khăn, đạt được mức tăng trưởng gần hai tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, để duy trì tốc độ tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm từ 4 đến 4,3 tỷ USD, chắc chắn các doanh nghiệp, người nuôi và cơ quan quản lý cần những chiến lược hợp lý, chính xác, thích ứng nhanh với tình hình thay đổi của thị trường, để có thể tạo ra những bước đi đột phá trong 5 tháng cuối năm.
Để ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu, thời gian gần đây, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai một số chương trình hành động về nông nghiệp thông minh. Sản xuất lúa hướng đến chất lượng cao, phát thải thấp; các nông sản được tạo thành chuỗi ngành hàng.
Vùng Ðồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và an ninh lương thực của nước ta. Tuy nhiên, khu vực này đang chịu nhiều tác động bất lợi từ các hình thái của biến đổi khí hậu. Người nông dân đã thay đổi linh hoạt phương thức sản xuất, tăng hiệu quả canh tác…
Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm hơn 130.000 ha, trong đó, có gần 8.000 ha nuôi theo mô hình thâm canh, siêu thâm canh; là địa phương có sản lượng tôm nước lợ đứng thứ hai cả nước. Tỉnh đang tập trung phát triển mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội...
Ngày 24/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng phối hợp Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo giải pháp để có nguồn giống tôm chất lượng cho vụ nuôi năm 2024, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Việt Nam hiện nằm trong tốp ba quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Tôm Việt Nam có nhiều lợi thế về sản phẩm đặc thù, giá trị gia tăng…, song lại chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về giá so với một số nước khu vực châu Á.
Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tuyên dương 15 gương nông dân và 24 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023. Trong số này, có những gương nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất mang lại thu nhập cao; nhiều sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng phát triển sản xuất, thúc đẩy nền nông nghiệp đô thị của thành phố.
Với lợi thế bờ biển kéo dài, nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo nên tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Quảng Bình phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến phát triển nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nuôi thâm canh; chuyển đổi nâng cấp các vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh.
Lợi thế về vị trí địa lý, có bờ biển kéo dài, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi tôm phát triển. Những năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ liên tục tăng về diện tích, sản lượng, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Nhiều dự án nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, hữu cơ, VietGAP… được thực hiện đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm Việt Nam.
Nông dân nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long như "nắng hạn gặp mưa rào" khi hay tin nhiều ngân hàng thương mại chuẩn bị triển khai gói tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản (gói 15.000 tỷ đồng). Đây được xem là "phao cứu sinh" cho người nuôi tôm…
Hiện nay, tôm Việt Nam xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 4,13 tỷ USD, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực đều giảm, như cá ngừ chỉ đạt 380 triệu USD, giảm 31%, các loại thủy sản khác cũng giảm từ 17-30% so với cùng kỳ. Ngành thủy sản và các địa phương, doanh nghiệp đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để chặn đà suy giảm xuất khẩu, vượt qua giai đoạn khó khăn…
Ðồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn, chiếm 12% diện tích và 19% dân số của cả nước, với nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn vùng đóng góp 32% GDP toàn ngành nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản.
Tỉnh Cà Mau đang tìm mọi cách để tránh bị đứt gãy chuỗi sản xuất trước tình hình giá tôm đang giảm sâu. Nhưng khó khăn lớn nhất của địa phương này không phải về đồng vốn cho nông dân mà là khâu dự báo tình hình sản xuất.
Năm 1986, Ủy ban nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long thành lập Nông trường quốc doanh nuôi tôm Giồng Sọ. Nông trường này sử dụng tổng diện tích đất hơn 169ha gồm thửa đất số 71, tờ bản đồ số 12, tọa lạc tại ấp Đình Cũ, xã Long Khánh và thửa đất số 1, thửa đất số 2, cùng tờ bản đồ số 15, tọa lạc tại ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, nay là xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Khép lại quý 1 năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Cà Mau giảm đến hơn 26% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 11,88%, xuất khẩu phân bón giảm hơn 64%.
Trong những năm qua, các cấp hội nông dân Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, qua đó, đã phát triển được lực lượng nông dân nòng cốt, là hạt nhân trong việc xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Sóc Trăng hiện là tỉnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm thuộc tốp đầu của nước ta. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh hơn 1,4 tỷ USD; trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, chủ yếu là mặt hàng tôm, liên tiếp hai năm vượt mốc 1 tỷ USD…
Ngày 3/11, tại Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đã ký Ý định thư hợp tác với Tổ chức phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản.
Nhằm phát triển kinh tế-xã hội và tạo công ăn việc làm cho người dân tại các địa phương ven biển, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu sở, ngành chức năng và địa phương liên quan rà soát quỹ đất có tiềm năng để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn, tập trung; chủ động kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngày 26/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có buổi làm việc với Tổ chức phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản về thực hiện dự án “Trình diễn hệ thống nuôi tôm tiết kiệm năng lượng sử dụng sinh khối tại tỉnh Tiền Giang”.
Ngày 14/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ký hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với Trung tâm Giống nông nghiệp và Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, vận tải Trí Huệ (Công ty Trí Huệ), vì có hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật.