Mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp chính thức khởi động ở Kiên Giang.

Kiên Giang khởi động đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tham gia mô hình thí điểm của đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân sẽ giảm được lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần gia tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.
Đóng gói sản phẩm hạt điều tại Công ty cổ phần Tập đoàn Gia Bảo (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).

Bài 2: Chủ động nguyên liệu, tăng chế biến sâu

Dù được mệnh danh là “công xưởng” chế biến điều nhân của thế giới nhưng Việt Nam lại không có vùng nguyên liệu đủ lớn trong khi diện tích vùng trồng trong nước ngày càng thu hẹp. Để giữ vững vị trí số 1 về chế biến và xuất khẩu điều, cần sớm có các giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng khả năng chủ động nguồn nguyên liệu; đồng thời có nguồn lực đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng.
Quang cảnh buổi làm việc.

Đoàn Tiểu ban Văn kiện làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày 14/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng

Qua giám định xã hội sau hơn 3 năm (7/2020-12/2023) thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Tây Ninh, chương trình vượt một phần ba chỉ tiêu đề ra đến năm 2025, một số chủ thể sản xuất sáng tạo ra các dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, giảm lao động.
Giải bài toán đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Giải bài toán đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Các nghiên cứu và kết quả tính toán theo các cách khác nhau đều cho thấy đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng cho ngành nông, lâm, thủy sản là rất lớn, đạt mục tiêu trên 50%. Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực nhưng đời sống của những người làm khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình nghiên cứu khoa học.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu ý kiến tại cuộc họp.

Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp

Chiều 25/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Hội nghị được kết nối từ điểm cầu Văn phòng Chính phủ với 42 địa phương có các công ty nông, lâm nghiệp.
Hệ thống theo dõi và báo cáo sản xuất lúa RiceMore là nền tảng tham chiếu địa lý, cho phép chuẩn hóa và ghi lại dữ liệu hoạt động sản xuất lúa theo thời gian.

Giải pháp để xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số phục vụ quản lý sản xuất lúa hiệu quả

Xây dựng chuyển đổi số trong công tác quản lý sản xuất lúa gạo từ cấp đồng ruộng đến cấp địa phương và trung ương là một trong những vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế-IRRI đã chia sẻ về hệ thống theo dõi và báo cáo sản xuất lúa (RiceMore). Giải pháp này được các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá cao.
Xuất khẩu gạo lọt vào tốp những mặt hàng nông nghiệp có mức tăng trưởng cao và đạt trên 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm.

Xuất khẩu gạo lọt vào tốp những mặt hàng nông nghiệp có mức tăng trưởng cao

Xuất khẩu gạo lọt vào tốp những mặt hàng nông nghiệp có mức tăng trưởng cao và đạt trên 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore…; trong đó, Philippines chiếm hơn 38% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Họp báo thông tin về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-nhìn từ Quảng Ninh", ngày 25/3/2024.

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-nhìn từ Quảng Ninh

Từ ngày 31/3 đến 1/4/2024, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-nhìn từ Quảng Ninh”. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chiều 25/3 tại Hà Nội.
Diện tích rừng toàn quốc đạt 14,86 triệu ha, tỉnh có diện tích rừng lớn nhất là Nghệ An, tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất là Bắc Kạn.

Nghệ An và Bắc Kạn là hai tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn nhất

Ngày 20/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị đã ký Quyết định 816/QĐ-BNN-KL của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023. Theo đó, diện tích rừng toàn quốc đạt 14,86 triệu ha, tỉnh có diện tích rừng lớn nhất là Nghệ An, tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất là Bắc Kạn.
Quang cảnh buổi họp báo thông báo một số sửa đổi bổ sung của Bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều 11/3, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức họp báo thông tin về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM), Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.
Mô hình nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh.

Bài 2: Xây dựng chuỗi cung ứng ổn định

Tuy có mức thu nhập hơn nhiều ngành, nghề khác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhưng nghề nuôi cá nước ngọt lại phải đầu tư rất lớn và nguy cơ rủi ro cao. Do đó, để phát triển bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ, xây dựng chuỗi cung ứng ổn định và sự chung tay của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội…
Nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà.

Nuôi cá nước ngọt, hướng đi mới của kinh tế nông nghiệp

Có thế mạnh nhiều diện tích nước ngọt, những năm gần đây, một số địa phương đã phát triển khá mạnh mẽ nghề nuôi cá lồng trên sông và trong ao, hồ chứa nước. Đây là một hướng đi mới của kinh tế nông nghiệp cần được khuyến nông, quản lý hiệu quả để tạo điều kiện cho người dân có thu nhập ổn định, bền vững.