Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 6 và Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch lần thứ I, năm 2024, tối 9/11, tại Khu Văn hoá Hồ nước Ngọt, thành phố Sóc Trăng, Sở Văn hoá , Thể Thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Liên hoan ẩm thực đường phố "Hương vị Sóc Trăng" lần thứ 6-năm 2024 .
Múa rối nước là công việc nặng nhọc, vất vả, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Công việc đó thường được những người đàn ông gánh vác. Hơn nữa, xưa kia các cụ còn cấm đoán nữ giới học nghề.
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có hơn 70% dân số là người Ra Glai sinh sống. Tộc người này có vốn văn hóa cổ truyền khá phong phú, đa dạng, nhiều bản sắc đặc trưng. Thời gian qua, huyện Khánh Sơn đã có nhiều nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Ra Glai.
Với mong muốn bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, thời gian qua, anh Hồ Chỏ, người Bru-Vân Kiều, công chức văn hóa xã hội ở Ủy ban nhân dân xã Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm xây dựng nên một không gian "bảo tàng thu nhỏ" ngay tại nhà, trở thành địa điểm để những người cùng sở thích đến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm và giao lưu văn hóa thú vị tại địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 17/7/2024 về việc khen thưởng các cá nhân là nữ nghệ nhân, thợ giỏi có thành tích tiêu biểu trong việc giữ gìn, phát triển nghề truyền thống của làng nghề, phố nghề Thành phố Hà Nội năm 2024.
Cùng với chín tỉnh, thành phố khác ở khu vực Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là địa phương làm tốt công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản bài chòi. Nhiều mô hình câu lạc bộ bài chòi ra đời với hình thức sinh hoạt phong phú, tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật bài chòi trong các lễ hội, dịp lễ, Tết… nhằm lan tỏa, gìn giữ giá trị di sản của loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 - những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Tham dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
Chiều 19/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín - những người có vai trò “giữ lửa và truyền lửa”, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
Bên cạnh ca trù và nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, mới đây, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này.
Tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội), từng có nhiều năm công tác và ghi dấu ấn ở lĩnh vực ngoại giao, giáo dục, xúc tiến thương mại, ít ai nghĩ sau này tiến sĩ, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển lại lựa chọn con đường trở thành người thực hành, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Với ông, đây là lẽ sống, cũng là sứ mệnh của người luôn khao khát quảng bá vẻ đẹp văn hóa truyền thống đất nước đến với bạn bè quốc tế.
Sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) là làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, có nhiều sản phẩm trang trí, đồ lưu niệm hấp dẫn. Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, nhiều người chuyển sang làm sơn mài "công nghiệp" bằng cách thay chất liệu, rút bớt công đoạn. Tuy nhiên, nghệ nhân Vũ Huy Mến vẫn kiên trì gìn giữ sơn mài truyền thống, sử dụng sơn ta và giữ vững các công đoạn, bởi với ông, chính việc gìn giữ nét đẹp truyền thống này mới thật sự tạo tương lai cho làng nghề.
Văn hóa dân gian, trong đó có dân ca là một bộ phận quan trọng, cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Những năm qua, nhiều nghệ nhân ở Quảng Bình đã dày công sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, phục dựng làm “sống lại” các lễ hội văn hóa dân gian. Họ như suối nguồn mải miết chảy để mang lại giá trị tốt đẹp, nhân văn cho đời và giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ vừa tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Đây là dịp để các tỉnh, thành phố nhìn lại công tác bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo này trong đời sống hiện nay.
Hà Nam là mảnh đất hiền hòa, nơi còn nhiều nghệ nhân hết lòng với các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, hát dậm, chầu văn, xẩm, Trống quân, Lải lèn… Nhiều thế hệ, gia đình nghệ nhân đã tích cực gìn giữ, trao truyền kinh nghiệm, bồi đắp cho di sản văn hóa truyền thống của tỉnh nhà nói riêng, di sản văn hóa đất nước nói chung.
Tối 8/12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản tỏa sáng” nhân kỷ niệm 10 năm Ngày UNESCO chính thức ghi danh loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử vùng Nam Bộ của Việt Nam vào danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (5/12/2023-5/12/2023) tại Khu A - Công viên 23/9, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Không gian man mác thanh bình. Những nghệ nhân, nghệ sĩ, thợ thủ công ở đây cùng chung một tình yêu cái đẹp, say nghề mà chế tác những sản phẩm đậm chất văn hóa, giàu tính nhân văn.
Ngày 21/11, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình tổ chức gặp mặt các câu lạc bộ, các nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945-23/11/2023).
Mấy năm nay, nhiều người dân địa phương, du khách, nhất là học sinh, thiếu nhi, rất thích thú với các vở diễn mang đặc trưng vùng đất Nam Bộ của Đoàn nghệ thuật Múa rối nước Dừa Xanh. Đây là đoàn nghệ thuật múa rối nước duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được các nghệ nhân, diễn viên tâm huyết gây dựng, lưu giữ.
NDO - Nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 6), tỉnh Gia Lai vừa quyết định hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo bồi dưỡng thế hệ kế cận cho bốn Nghệ nhân Ưu tú là người dân tộc người Ba Na và Jrai .
Tối 9/11, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai mạc.
Chiều 9/11, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi gặp mặt hơn 100 nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu trong lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn, các nghệ nhân, thợ giỏi sáng tạo được những sản phẩm đẹp, tinh xảo, có giá trị sử dụng. Mỗi sản phẩm phải là một câu chuyện của đời sống với nhiều cảm xúc. Các nghệ nhân, thợ giỏi cần kiên trì với con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, đưa văn hóa dân tộc trở thành hồn cốt của các sản phẩm.
"Không để làng nghề nào bị bỏ lại phía sau" là khẳng định của "Tư lệnh" ngành nông nghiệp tại buổi tiếp đoàn các nghệ nhân, thợ giỏi lĩnh vực ngành nghề, làng nghề nông thôn sáng 9/11. Buổi gặp gỡ nằm trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023.
Bạc Liêu được xem là quê hương của đờn ca tài tử, sản sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ tiền bối; cho ra đời những bản đờn, bài ca bất hủ, gây dựng thành phong trào hùng hậu từ những thập niên đầu của thế kỷ 20. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xem là "cha đẻ" của bản cổ nhạc nổi tiếng "Dạ cổ hoài lang".
Với phương châm nghệ thuật ngoài vẻ đẹp phải bền bỉ theo thời gian, cùng mong muốn truyền lại những tác phẩm đặc sắc cho các thế hệ sau biết đến, nghệ nhân Bùi Văn Bến ở làng gốm Bát Tràng đã cho ra đời những bức tranh vẽ trên nền xương sứ bằng công nghệ mới mẻ và độc đáo.
Nghệ nhân dân gian Lương Thiêm Phú ở thôn Chang Nà, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, là người nổi tiếng làm nên những cây đàn tính thấm đẫm hồn cốt của người dân nơi đây. Căn nhà khang trang nằm giữa thung lũng có nhiều mảnh ruộng lúa xanh rì đương thì con gái, vừa đến đầu ngõ chúng tôi đã thấy nghệ nhân Lương Thiêm Phú đang cặm cụi với những cây đàn bé xinh bằng ngón tay. Thấy chúng tôi, ông ngừng tay vui vẻ mời chúng tôi vào nhà uống trà và trò chuyện.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng, điệu xoang, ngoài việc lưu giữ những bộ cồng chiêng quý hiếm, các nghệ nhân trên địa bàn huyện Ðăk Hà (Kon Tum) đang nỗ lực truyền dạy, truyền lửa đam mê văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Với đặc điểm là địa phương sở hữu kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo; là huyện có hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc H’Mông, Khơ Mú, Thái, Lào..., cho nên trong những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy thế mạnh, giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương; qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển chung.