Trong nhiều năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận vẫn thường xuyên phối hợp các đơn vị, sở, ngành, địa phương tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Có thể thấy, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật là vấn đề then chốt, ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm góp phần nâng cao nhận thức, phát huy nội lực, khơi dậy khát vọng, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. |
Đề án này quán triệt, triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ưu tiên đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.
Đặc biệt, đề án phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bên cạnh đó, đề án đồng bộ và lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. |
Trong giai đoạn năm 2024 và năm 2025, số lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp ngôn ngữ tại địa phương tăng thêm ít nhất 20% so số lượng năm 2023.
Tương tự, bổ sung mới ít nhất 10% đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ
Mỗi thôn có ít nhất 1 tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số; trong đó ưu tiên lựa chọn, bồi dưỡng già làng, trưởng thôn, các chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bảo đảm ít nhất 70% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại địa bàn này được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp đối tượng, lĩnh vực, địa bàn.
Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. |
Trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế thu hút đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và các lực lượng khác trong xã hội.
Đến hết năm 2030, số lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp ngôn ngữ tại địa phương tăng thêm ít nhất 50% so giai đoạn trước. Bảo đảm tăng thêm ít nhất 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tham gia làm báo cáo viên pháp luật so giai đoạn trước. Mỗi thôn, bản, ấp, buôn có ít nhất 2 tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số.
Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. |
Đề án thực hiện nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, đề án này rà soát, nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bên cạnh đó, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng, tập huấn theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn, lấy báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật làm trung tâm trong bồi dưỡng, tập huấn.
Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin cho già làng, trưởng thôn, các chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, hòa giải viên cơ sở để tham gia phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thực hiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên nguồn để tập huấn, hướng dẫn kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Biên soạn, cung cấp tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số để thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Huy động lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân tham gia phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ của Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 12/1/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Huy động lực lượng công an tham gia phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ của Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027” theo Kế hoạch số 2675/KH-UBND ngày 24/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.