Chăm

Chăm
  • Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm, Chămpa, Hroi, Hời.

  • Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).

  • Cư trú: Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận.

  • Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỷ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm-pa.

Xây dựng đường bê tông nông thôn ở vùng đồng bào dân tộc sinh sống tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc tại An Giang

An Giang là tỉnh có 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng nhau sinh sống, đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng nông thôn và các làng ven sông khu vực biên giới. Thời gian qua, từ năm 2016-2022, Trung ương và tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc.
Nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải thu hoạch cây măng tây xanh.

Cây “rau vua” giúp đồng bào Chăm ở Ninh Thuận làm giàu

NDO - Khoảng chục năm nay, vùng đất “bạch sa động” ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã không còn cái tên “sa mạc của vùng đất khát” mà thay vào đó là màu xanh tươi tốt của những vườn trồng cây măng tây xanh. Loại cây trồng được ví như “rau vua” bởi đem lại thu nhập cao cho đồng bào Chăm nơi đây.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với tỉnh Ninh Thuận.

Khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường của con người Ninh Thuận

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Ninh Thuận vào sáng 16/6 tại thành phố Phan Rang, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị tỉnh cần tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, sức mạnh nội sinh, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Ninh Thuận; phấn đấu thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.
Dệt thổ cẩm ở làng Chăm Châu Phong.

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Chăm

Thời gian qua, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào Chăm bảo tồn, phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng như thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
Sản phẩm gốm mỹ nghệ làng Bàu Trúc trưng bày phục vụ du khách tham quan.

Vị thế mới của gốm Chăm Bàu Trúc

Ngày 29/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận).
Các nghệ nhân gốm dùng chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời.

Vị thế mới cho sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc

NDO - Những ngày gần đây, đồng bào Chăm nói riêng và người dân tỉnh Ninh Thuận rất phấn khởi với thông tin về sự kiện di sản Nghệ thuật làm gốm của đồng bào Chăm ở làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Đèn gốm trang trí của hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc. (Ảnh TTXVN)

UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Ngày 29/11, tại kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra ở thủ đô Rabat, Vương quốc Maroc, hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho trẻ của người Chăm Islam.

Nghi lễ cắt tóc và đặt tên con của người Chăm Islam

Nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho con của cộng đồng người Chăm Islam là một trong những nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, được đồng bào lưu truyền và gìn giữ qua nhiều năm. Nghi lễ này đánh dấu bước chuyển tiếp của đứa trẻ và xác nhận sự gia nhập tôn giáo đối với một thành viên mới trong cộng đồng.
Cô Kao Thị Sơn giới thiệu thổ cẩm của người Mường, tại sự kiện "Dệt nên câu chuyện mình", tháng 1/2021. (Ảnh: Minh Đức)

Quyền được lựa chọn

Giữa dòng chảy cuộc sống bận rộn này, nhiều khi, ta không nhận ra văn hóa đang được thực hành như chúng ta hằng biết. Tuy vậy, khoảnh khắc nhận ra văn hóa đã, đang và có thể sẽ khác cũng là một cơ hội để ta nhìn nhận sâu sắc hơn về văn hóa của chính mình.
Dân tộc Chăm. (Ảnh: Ủy ban Dân tộc)

Dân tộc Chăm

Người Chăm là một trong năm dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo ở Việt Nam. Họ còn có các tên gọi khác là người Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm, Chămpa, Hroi, Hời.