Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vừa ký văn bản số 387/KH-UBND về kế hoạch tổ chức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang năm 2025.
Theo kết quả xếp hạng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tính đến đến ngày 2/4, Quảng Bình đang dẫn đầu toàn quốc về Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp với 85,7/100 điểm. Đây cũng là kết quả cao nhất của địa phương này từ trước đến nay.
Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội phối hợp với 3 đơn vị gồm Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) và Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) triển khai thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến được tỉnh Thái Nguyên xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Vì vậy, một loạt giải pháp, chỉ tiêu cụ thể đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng, triển khai nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo đúng tinh thần “hành chính phục vụ”.
Từ ngày 2/1/2025, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể sử dụng bản sao chứng thực điện tử để thực hiện dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn đối với hầu hết các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử.
Cổng Dịch vụ công quốc gia vừa công bố Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công năm 2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xếp đứng thứ 3 nhóm bộ, ngành về chỉ số này.
Ngày 12/12, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) tổ chức tọa đàm chuyên đề “Đánh giá mức độ hòa nhập người khuyết tật trong quản trị địa phương”.
Với việc đồng hành của các doanh nghiệp trong công tác xã hội hóa dịch vụ hành chính công, thành phố Hà Nội kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ đạt được tiêu chí: “Phi địa giới - Phi trung gian - Phi vật chất” và “Không cửa hành chính, Không khóa thủ tục”.
Bình Phước xác định việc đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến được xem là nhiệm vụ hàng đầu nhằm phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số trong giai đoạn mới. Hiện nay, Bình Phước đưa ra những giải pháp để triển khai nâng cao việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của thành phố Đà Nẵng cao nhất cả nước với 95% (trung bình tỉnh thành là 55%); tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn trình là 65% (trung bình tỉnh thành là 17%).
Chiều 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc.
Hiện tại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích hợp, cung cấp 37 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Thời gian tới, cơ quan này tiếp tục thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử ngày càng nhanh chóng, thuận lợi.
Ngày 1/10, tại Hội trường Ngọc Linh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Theo đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, từ tháng 11/2023, Sở đã thực hiện việc ủy quyền cấp đổi giấy phép lái xe cho các quận, huyện, thị xã, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, giảm tải công việc cho cơ quan chức năng.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số với mục tiêu xây dựng Chính phủ số là nhiệm vụ quan trọng của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam để ngày càng tạo ra nhiều tiện ích, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp. Tới nay, ngành đã cung cấp 100% thủ tục hành chính dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, các dịch vụ công được cung cấp trên nhiều nền tảng. Khoảng 621 nghìn tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động đang giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua các cổng dịch vụ công.
Sáng 31/8, tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Sáng 21/8, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Đánh giá 63 Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ góc độ người dùng năm 2024”, nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và trao đổi hàm ý chính sách và thực tiễn từ đánh giá 63 Cổng dịch vụ công cấp tỉnh từ góc độ người dùng năm 2024.
Sau 2 ngày rưỡi, tập trung thảo luận, chất vấn, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 24 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (khóa X), ngày 12/7, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã biểu quyết, thống nhất thông qua 21 nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ vào chiều 10/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ: chúng ta phải có chương trình, kế hoạch cụ thể cho chuyển đổi số và Đề án 06, phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp, các ngành, các địa phương và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số quốc gia nói chung, Đề án 06 nói riêng.
Từ ngày 1/7 tới, VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử. Với vai trò là cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Tương tác trực tuyến là một mảnh ghép sinh động trong bức tranh xây dựng xã hội số, công dân số nhiều màu sắc đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam, đem lại nhiều tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, người dùng cũng cần có "bản lĩnh" khi tham gia môi trường trực tuyến này để tránh rủi ro.
Đến nay, người dân có thể lựa chọn đa dạng các hình thức thanh toán dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID. Đây cũng là hai kênh thanh toán dịch vụ công trực tuyến được NAPAS tích cực triển khai nhằm đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công cấp độ 4 cho người dân.
Thời gian gần đây, nhiều người dân bị các đối tượng giả danh cơ quan Công an gọi điện hướng dẫn cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” để chiếm đoạt tài sản.
Theo thống kê, hiện hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 621 nghìn đơn vị, doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trong quý I/2024, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã tập trung chỉ đạo cấp ủy các cấp triển khai kiểm tra 123 tổ chức đảng và 85 đảng viên, trong đó có 32 cấp ủy viên; giám sát 93 tổ chức đảng và 108 đảng viên, trong đó có 69 cấp ủy viên theo chương trình kiểm tra, giám sát năm 2024.
Ngày 8/12, với 100% đại biểu có mặt tán thành, kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa 19 đã thông qua Nghị quyết về: Sửa đổi, bổ sung các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định thu phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến.