Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 vẫn phải hoạt động theo lịch, bảo đảm duy trì thu dung điều trị theo yêu cầu của Liên hợp quốc. Trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, vì địa bàn mà bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đóng quân đang bị cô lập với mọi kết nối chung quanh do mưa lũ, ngập lụt, tất cả các tuyến đường đều bị chia cắt, không thể lưu thông, 100% các tuyến đường tại Bentiu là đường đất, xe đi lại sẽ bị sa lầy và lật do trơn trượt sau các cơn mưa.
Xin kính cẩn nghiêng mình, tri ân trước những công lao to lớn mà Tổng Bí thư đã cống hiến cho Tổ quốc. Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 xin quyết tâm, đoàn kết và nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, xứng đáng với những trọng trách mà Đảng và quân đội giao cho lực lượng Gìn Giữ Hòa Bình Việt Nam.
Tập thể cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5
Bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 cho biết, mặt khác, địa bàn Bentiu là nơi tranh chấp, rất thiếu thốn và khó khăn, mấy ngày nay, lực lượng gìn giữ hòa bình không thể tiếp cận được các khu ở của người dân bản địa do mưa lũ.
Từ những tâm huyết đó, tập thể Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 đã đồng lòng và mỗi người không ai bảo ai, tự đóng góp những công sức sức mình bằng những gì đang có trong tay và đã tạo nên những câu chuyện “không tưởng”.
Việc trang trí bàn thờ là một thách thức lớn do thiếu thốn về vật chất, mà tại thực địa không thể mua sắm hay có sẵn được. Trong điều kiện đó, sự đồng lòng, đoàn kết, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn, với mọi quyết tâm phải thực hiện và tổ chức bằng được buổi Lễ Quốc tang sao cho trang trọng và đúng lễ nghi nhất bằng những gì có thể triển khai được.
Bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5
Đầu tiên là câu chuyện về tấm vải phông đen, Bác sĩ Phạm Hoàng Gia chia sẻ, với điều kiện thực tế, trong Bệnh viện dã chiến hoàn toàn không có vải đen, mà tại địa bàn đóng quân không thể tiếp cận được với bên ngoài khu dân cư địa phương do mưa lũ chia cắt. "Mà nếu có đến được khu dân cư địa phương thì cũng không có chỗ bán để mua, vì đây là khu vực dân cư rất nghèo, chủ yếu là những người tị nạn, tôi đã sáng kiến lấy một cuộn vải trắng có sẵn, rồi dùng lọ mực tàu, lọ mực anh chuẩn bị từ Việt Nam mang để tập viết thư pháp", bác sĩ Phạm Hoàng Gia tiếp tục kể. Từ lọ mực, bác sĩ Gia đã nhuộm đen tấm vải, dùng làm phông bàn thờ. Được biết, phải nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, thậm chí cuối cùng còn phun dặm mực tầu lên những chỗ nhộm đen không đều, sao cho tấm vải ấy đạt yêu cầu nhất.
Bác sĩ Phạm Hoàng Gia đang thực hiện những công đoạn cuối để làm đen tấm vải phông. |
Tuy nhiên, khó khăn chưa dừng lại, sau nhuộm, lại đúng ngày mưa, nên việc làm khô vải lại trở thành một thách thức mới. Thấy vậy, bác sĩ Phạm Thị Thanh Giang, điều dưỡng Trần Như Ngọc, điều dưỡng Phạm Thị Bích Vân đã thay nhau sấy khô tấm vải bằng chính máy sấy tóc cá nhân của mình.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Giang đang sấy khô tấm vải phông đen. |
Tưởng đã hoàn thành, tuy nhiên kích thước tấm vải phông và thực tế bức tường đặt bàn thờ không tương xứng. Điều dưỡng Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thị Thanh Hằng lại đo đạc, cắt, ghép may lại tấm vải phông sao cho hợp lý và vừa vặn nhất.
Đồng thời lúc này, Hành chính trưởng Trần Thuận Trang, cùng các điều dưỡng Bùi Thị Huế, Dương Kiều Loan, Nguyễn Thị Như Ngọc thực hiện in, đo và cắt những dòng chữ tang lễ từ giấy A4 để dán lên phông đen.
Tổ phụ nữ đang cắt giấy dán lên phông đen. |
Công đoạn cuối cùng là điều dưỡng Nguyễn Thành Lệ Nhân là ủi phẳng phiu tấm phông đen và cờ Tổ quốc sao cho trang trọng nhất.
Vòng hoa, chắc chắn tại địa bàn không có, tổ phụ nữ Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 gồm 10 đồng chí, tự lấy giấy vàng, giấy trắng A4, rồi người biết chỉ người chưa biết, phân chia các công đoạn, cắt, tạo hình, dán sao cho giống với lọ hoa cúc vàng, cúc trắng, nhưng phải chạy tiến độ với thời gian nhanh nhất.
Lọ hoa cúc trắng và cúc vàng do Tổ phụ nữ Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 tự làm. |
Không thể tìm mua đâu ra khung ảnh lúc này. Trong lúc đang loay hoay tìm phương án đó, đồng chí Hoàng Trung Hiếu, thành viên Tổ cấp cứu đường không (AMET) đã xung phong, nhận đo đạc, đóng và sơn khung ảnh sao cho đẹp nhất, vừa nhất tấm ảnh mà đồng chí Nguyễn Phước Tường, Trưởng Phòng kế hoạch (Operation) đã chuẩn bị.
Với tấm lòng thành kính, dược sĩ Phan Vân Trường ra vườn, chọn những quả dưa chính mình trồng, tươi nhất, ngon nhất để lên chưng trên bàn thờ bác. |
Vậy là bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được tập thể cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 hoàn thành hoàn toàn từ những nguyên liệu sẵn có ngay tại cơ sở dã chiến tại Nam Sudan.
"Sau khi hoàn thành được bàn thờ bác Trọng, chúng tôi cùng nhìn nhau, không ai nói gì nhưng trong ánh mắt là sự động viên, sự tán thưởng, và cả sự xúc động. Chúng tôi tự cảm ơn nhau, tự khâm phục tinh thần cố gắng của mỗi người, để làm được những điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại thật sự khó khăn lắm trong hoàn cảnh hiện tại của chúng tôi. Để dù ở xa Tổ quốc nhưng chúng tôi hiểu rằng trong trái tim nóng này, Tổ quốc luôn mãi mãi sáng ngời, dù ở cách xa bao nhiêu đi nữa, trái tim chúng tôi luôn đập cùng nhịp đập với đồng bào chúng ta", điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổ trưởng Tổ phụ nữ, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 xúc động chia sẻ.