“Hệ sinh thái” hoàn chỉnh của chiếc ô-tô

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược cần thực hiện trong 5-10 năm tới. Nghị quyết đặt mục tiêu đầy tham vọng: Đến năm 2025, cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc và đến năm 2030, phấn đấu đạt con số 5.000km. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ô-tô với dự báo đạt gần 1 triệu chiếc/năm vào năm 2028 cho thấy nhu cầu tất yếu về hạ tầng và số lượng tài khoản giao thông cũng không ngừng tăng lên.
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường ô-tô dự báo đạt gần 1 triệu chiếc/năm vào năm 2028 cho thấy, nhu cầu tất yếu về hạ tầng và số lượng tài khoản giao thông sẽ không ngừng tăng lên.
Thị trường ô-tô dự báo đạt gần 1 triệu chiếc/năm vào năm 2028 cho thấy, nhu cầu tất yếu về hạ tầng và số lượng tài khoản giao thông sẽ không ngừng tăng lên.

Đây là tiềm năng, cơ hội và cũng là thách thức để Công ty trách nhiệm hữu hạn Thu phí tự động VETC nỗ lực không ngừng để đầu tư đồng bộ hóa về cơ sở vật chất, công nghệ và nhân lực, phù hợp với định hướng phát triển của ngành giao thông, khẳng định vị thế số 1 về thu phí không dừng tại Việt Nam.

Mũi tên trúng nhiều đích

Đại diện VETC nhận định, ứng dụng thanh toán số vào giao thông thông minh là xu hướng mạnh mẽ trên toàn cầu vì đặc tính hoạt động giao thông cần an toàn, nhanh chóng và chính xác. Ngay từ khi triển khai công nghệ thu phí không dừng, VETC đã tính toán ngay đến việc nâng cấp và bổ sung tính năng trung gian thanh toán cho tài khoản giao thông và phát triển ví điện tử để mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Với hơn 3,5 triệu xe đã được dán thẻ ETC và kích hoạt tài khoản giao thông, chiếm khoảng 70% trên tổng số hơn 5,5 triệu xe trên cả nước, việc nâng cấp tài khoản giao thông thành trung gian thanh toán và ứng dụng công nghệ thanh toán số, ví điện tử của VETC được xác định là “mũi tên trúng nhiều đích”, đem lại đa lợi ích cho người dùng.

“Hệ sinh thái” hoàn chỉnh của chiếc ô-tô ảnh 1

Dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt của VETC sau 2 tháng triển khai vừa qua đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân.

“Việc nâng cấp ví điện tử từ tài khoản giao thông của VETC nhằm gia tăng tiện ích cho chủ tài khoản ETC, mỗi cá nhân có thể sở hữu 1 ví điện tử trực tiếp, bên cạnh chi trả phí giao thông, tài khoản ETC có thể được sử dụng thanh toán bãi đỗ xe, phí cảng biển, sân bay, giao thông thông minh, dịch vụ trung gian thanh toán cho tiêu dùng khác; đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với giao dịch, số dư tài khoản ETC, bảo đảm công khai minh bạch tài khoản ETC”, lãnh đạo VETC đánh giá.

Bên cạnh đó, khai thác hiệu quả hạ tầng ETC để triển khai dịch vụ thanh toán, theo đúng Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội... “xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung, tận dụng và khai thác hiệu quả hạ tầng đã có để triển khai các dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí thấp”. Trên tinh thần đó, vào tháng 5/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức cấp phép cho VETC hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, gồm dịch vụ ví điện tử, dịch vụ cổng thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ và chi hộ.

Với hơn 3,5 triệu xe đã được dán thẻ ETC và kích hoạt tài khoản giao thông, chiếm khoảng 70% trên tổng số hơn 5,5 triệu xe trên cả nước, việc nâng cấp tài khoản giao thông thành trung gian thanh toán và ứng dụng công nghệ thanh toán số, ví điện tử của VETC được xác định là “mũi tên trúng nhiều đích”, đem lại đa lợi ích cho người dùng".

Đại diện lãnh đạo VETC

Ngày 26/10/2023, ví VETC chính thức ra mắt phiên bản đầu tiên dưới hình thức ví điện tử dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ ETC, bắt đầu hành trình chinh phục 5 triệu khách hàng hiện hữu trên toàn quốc. Sau 1 tháng triển khai, đã có gần 1 triệu chủ phương tiện tham gia dịch vụ tải về ứng dụng và khoảng 250 nghìn lượt sử dụng ví thông qua thao tác nâng cấp đơn giản trên điện thoại thông minh.

“Hệ sinh thái” hoàn chỉnh của chiếc ô-tô ảnh 3

Một điểm trông giữ xe ô-tô ứng dụng công nghệ thu phí không dùng tiền mặt trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Với thế mạnh công nghệ, VETC tăng tốc triển khai dịch vụ thanh toán tới hàng triệu khách hàng, có thể linh động nạp/rút tiền từ tài khoản/thẻ ngân hàng, thanh toán cho các dịch vụ ETC, thanh toán xăng dầu không tiền mặt, dịch vụ đổi E-Tag, chuyển tiền giữa các ví VETC, gửi xe không tiền mặt…

“Cú huých” cho ngành giao thông

Bước đầu, ví VETC kết nối với 7 ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MBBank, Nam Á Bank, TPBank, Sacombank và thẻ ATM đăng ký dịch vụ thanh toán trực tuyến của hơn 30 ngân hàng thuộc hệ thống Napas; tiếp tục hoàn tất kết nối với các ngân hàng lớn khác để mở rộng dịch vụ. Việc nâng cấp tài khoản giao thông thành ví điện tử không ảnh hưởng đến thẻ E-Tag đã dán ở xe, chủ phương tiện không cần phải dán lại thẻ khác mà chỉ cần thực hiện các bước xác nhận đồng ý và tiến hành định danh ngay trên ứng dụng VETC. Việc định danh sẽ giúp tăng tính an toàn, bảo mật cho tài khoản.

“Hệ sinh thái” hoàn chỉnh của chiếc ô-tô ảnh 4

Công nghệ thu phí mới đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Không chỉ giúp người dùng chủ động quản lý tài chính, ví điện tử có thể coi là điểm nhấn thể hiện quyết tâm lớn của VETC, tạo ra “cú huých” cho ngành giao thông tại Việt Nam. Đây là bước tiến rất quan trọng để VETC bảo đảm lợi ích thiết thực và gia tăng tiện ích cho chủ tài khoản ETC. Với quyết tâm của đơn vị tiên phong trong xu thế dịch chuyển công nghệ thông minh, VETC luôn sẵn sàng đi trước, đón đầu để thúc đẩy sự phát triển nền tảng thanh toán di động hữu ích cho người Việt Nam.

Hiện nay, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Singapore hay Hồng Công (Trung Quốc),… đã cho phép chủ phương tiện sử dụng tài khoản ETC để trả phí cho các dịch vụ khác. Tiềm năng của ETC ở nước ta còn rất lớn, việc thu phí ETC tại các sân bay vừa qua là bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi cảng hàng không/sân bay thành sân bay thông minh, rộng hơn là tiến gần đến mục tiêu đô thị thông minh (thu phí cảng biển, bãi đỗ xe, phí đăng kiểm,…).

Không chỉ giúp người dùng chủ động quản lý tài chính, ví điện tử có thể coi là điểm nhấn thể hiện quyết tâm lớn của VETC, tạo ra “cú huých” cho ngành giao thông tại Việt Nam. Đây là bước tiến rất quan trọng để VETC bảo đảm lợi ích thiết thực và gia tăng tiện ích cho chủ tài khoản ETC".

Đại diện lãnh đạo VETC

Dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt của VETC sau 2 tháng triển khai vừa qua đã ghi nhận những tín hiệu tích cực, cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân cũng như tiềm năng phát triển của loại hình này trong tương lai. Hiện tại, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã có gần 100 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt. Trong đó, VETC với hơn 70% thị phần đã triển khai dịch vụ tại 78 điểm (gồm 56 điểm trông giữ ô-tô, 22 điểm trông giữ xe máy). Hệ thống đã ghi nhận gần 100.000 lượt giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 1,5 tỷ đồng; tỷ lệ thanh toán qua ví VETC và mã QR đạt 100%. Chỉ với các điểm trông giữ thí điểm ban đầu, ước tính sơ bộ đã giảm hơn 10 tỷ đồng/năm cho người dân, hơn 4,2 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp.

“Hệ sinh thái” hoàn chỉnh của chiếc ô-tô ảnh 6

Một điểm trông giữ xe máy ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt.

Nâng cấp tài khoản giao thông lên ví điện tử là bước đi đầu tiên nhằm tạo ra hệ sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh cho chiếc ô-tô. Ở thời điểm này, khách hàng đã có thể sử dụng ví điện tử VETC để thanh toán thêm phí đỗ xe, xăng dầu,,… và nhiều dịch vụ khác trong tương lai gần. Hệ sinh thái này sẽ giúp khách hàng tận dụng tối đa tiện ích từ chiếc ô-tô và trải nghiệm di chuyển trọn vẹn trên một nền tảng duy nhất.

Hiện tại, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có gần 100 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt. Trong đó, VETC với hơn 70% thị phần đã triển khai dịch vụ tại 78 điểm (gồm 56 điểm trông giữ ô-tô, 22 điểm trông giữ xe máy). Chỉ với các điểm trông giữ thí điểm ban đầu, ước tính sơ bộ đã giảm hơn 10 tỷ đồng/năm cho người dân, hơn 4,2 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp.

Theo thống kê, đến tháng 6/2024, đã có khoảng 2 triệu khách hàng tải về ứng dụng VETC trên điện thoại thông minh, ước tính mỗi ngày có khoảng 800 nghìn lượt truy cập vào ứng dụng. Việc sử dụng ETC góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán và tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế số. Trong tương lai gần, người dùng ứng dụng có thể sớm được sử dụng đầy đủ các dịch vụ thanh toán do VETC phát triển.

Đây cũng chính là tiền đề để VETC tiến dần đến các giai đoạn nâng cấp cao hơn của công nghệ ETC, tiến tới bỏ barrier, bỏ trạm thu phí, chỉ có thiết bị ETC treo trên giá long môn để xe qua tự do như tại Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore. Các chủ phương tiện có thể sử dụng phương thức trả sau, thanh toán online theo nhu cầu - giai đoạn được mong chờ nhất của cả cơ quan quản lý và người tham gia giao thông.