Một góc làng du lịch cộng đồng Kon K'tu, thành phố Kon Tum.

Kon Tum đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời với 7 thành phần dân tộc thiểu số tại chỗ cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên bức tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú, đây cũng được coi là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Một góc thôn Lao Xa (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). (Ảnh LÊ BÍCH)

Nghe khèn, ngắm bạc Lao Xa

Trên bản đồ du lịch, thôn Lao Xa (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được ghi dấu là "miền hoa đào nở sớm". Nằm gọn trong thung lũng Sủng Là, thôn nhỏ này được bao bọc bởi núi cao, đá sắc, toát lên vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và có phần lặng lẽ.
Nét duyên dáng của phụ nữ Dao Tiền (Cao Bằng).

Những người con của Bàn Vương và sự tích trâu trắng

Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần ngả vàng đan xen những mái nhà lợp ngói âm dương, dưới những cơn mưa dai dẳng lại bóng lên chất sành đanh rắn, khiến khung cảnh thiên nhiên mang đậm vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất Việt Bắc. 
Ngôi nhà sàn bằng đá ở Khuổi Ky. (Ảnh: THI PHONG)

Phụ nữ Tày làng Khuổi Ky giúp nhau làm kinh tế

Vốn chỉ quen với việc chăn nuôi, đồng áng, những năm gần đây, thực hiện định hướng của địa phương trong việc chuyển đổi phát triển du lịch cộng đồng, các chị em ở làng Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) tích cực hỗ trợ, học hỏi, hỗ trợ, động viên nhau cùng làm kinh tế để cải thiện cuộc sống, giúp xóa đói giảm nghèo.
Một góc của làng đá nhìn ra dòng Khuổi Ky. (Ảnh: THI PHONG)

Làng đá Khuổi Ky xóa đói, giảm nghèo nhờ phát triển du lịch

Nhiều năm trước, làng Khuổi Ky, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng thường được biết đến là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội, tỷ lệ hộ nghèo ở mức khá cao. Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền địa phương mạnh dạn định hướng, vận động bà con chuyển hướng làm du lịch cộng đồng, Khuổi Ky đã từng bước thay da đổi thịt, đời sống người dân không ngừng cải thiện, và ngày càng phát triển.
Miền tây Nghệ An là khu vực lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh ĐÌNH TUYÊN)

Phát triển du lịch ở miền tây Nghệ An

Bên cạnh những lợi thế do thiên nhiên ban tặng như là một trong hơn 10 Khu Dự trữ sinh quyển của Việt Nam; có hệ thống sông, suối dày đặc với nhiều thác ghềnh; có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau tạo nên sự đa dạng về cảnh vật thiên nhiên, miền tây Nghệ An còn lưu giữ được nhiều phong tục, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, H’Mông, Khơ Mú, Đan Lai... Đó là nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tiềm năng này, đòi hỏi địa phương cần có một chiến lược tổng thể với các giải pháp phù hợp, bài bản.
Cánh đồng Mường Báng với thôn tái định cư Huổi Lực hôm nay. (Ảnh Khiếu Minh)

Nhịp sống mới ở bản tái định cư huyện vùng cao Tủa Chùa

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, nhường đất để thi công thủy điện Sơn La, sau 18 năm, người dân thôn tái định cư Huổi Lực, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) đã hòa nhập cuộc sống mới. Nằm ở vị trí cửa ngõ của huyện Tủa Chùa, tận dụng ưu thế cảnh quan thiên nhiên đẹp, dựa vào núi, hướng ra sông, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang từng bước làm kinh tế với các mô hình du lịch cộng đồng được triển khai.
Sùng Mí Phìn dẫn khách du lịch trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt của người H’Mông.

Ước mơ du lịch trên cao nguyên đá

Tiếp xúc và trò chuyện với Sùng Mí Phìn, tôi không tránh khỏi liên tưởng tới một nhân vật nam chính trong bộ phim truyền hình khá nổi tiếng mà mình yêu thích, bởi hai người đều từ bỏ những công việc hấp dẫn ở thành phố và trở lại quê hương để khởi nghiệp, khai phá du lịch, giúp đỡ cộng đồng cũng như nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa là những yếu tố thu hút đông khách du lịch tới Mộc Châu, Sơn La. (Ảnh Hoàng Hạnh)

Phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng

Thực tế chứng minh, sự tham gia của cộng đồng trên cơ sở chia sẻ lợi ích với các bên liên quan trong phát triển du lịch không chỉ giúp duy trì những đóng góp lâu dài về kinh tế, mà còn bảo đảm sự hỗ trợ và giám sát cần thiết đối với hoạt động du lịch. Do đó, huy động sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch cũng chính là giải pháp hiệu quả để thúc đẩy du lịch bền vững.
Du khách trải nghiệm chèo thuyền ở khu du lịch cộng đồng Kỳ Thượng, xã Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).

Hướng đi mới cho du lịch cộng đồng

Du lịch Quảng Ninh những năm gần đây không chỉ được biết đến là vùng đất của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mà còn hút khách du lịch bởi văn hoá truyền thống đặc sắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã mạnh dạn khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống của người dân.
Hát then, đàn tính được trình diễn tại nhiều sự kiện trong tỉnh Cao Bằng.

Để tiếng then, đàn tính mãi ngân xa

Theo một số nguồn tư liệu, tại Cao Bằng, hát then và đàn tính đã có từ lâu đời. Ðến thế kỷ 15 và 16, khi nhà Mạc lên Cao Bằng, thì hát then và đàn tính đã được đưa vào cung đình, biểu diễn cho vua chúa và quan lại nghe xem. Chính vì thế, hát then và đàn tính ở tỉnh Cao Bằng đã có lịch sử lâu đời với những nét độc đáo riêng.
Nhiều công trình xây dựng ở Tam Ðảo vi phạm pháp luật về đất đai và trật tự xây dựng nhưng chưa bị xử lý.

Cần xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đất đai và trật tự xây dựng ở Tam Đảo

Khu du lịch quốc gia Tam Ðảo, trong đó có thị trấn Tam Ðảo có vị trị quan trọng trong ngành du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, công tác quản lý đất đai, xây dựng ở khu vực này bị buông lỏng. Nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến cảnh quan, quy hoạch.
Một khu vực xây dựng trái phép nằm giữa rừng thuộc đất quốc phòng tại khu vực Mu Náu, bản Nà Bó, xã Mường Sang.

Cần xử lý nghiêm việc xây dựng homestay trái phép ở Mộc Châu

Dù đã được quy hoạch là khu du lịch quốc gia trọng điểm của tỉnh Sơn La, nhưng nhiều năm trở lại đây, tình trạng xây dựng trái phép homestay, khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Mộc Châu vẫn tái diễn, vi phạm về quản lý đất đai và trật tự xây dựng. Việc xây dựng trái phép các công trình trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp và cả đất quốc phòng đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển quy hoạch, hình ảnh đô thị và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước…
Hòa Bắc hướng đến phát triển du lịch xanh.

Làm du lịch từ văn hóa bản địa

Trong những trụ cột của du lịch cộng đồng, yếu tố sự tham gia của người dân và lấy giá trị văn hóa ra phục vụ du lịch đóng vai trò rất quan trọng. Thời gian qua, trên địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP Ðà Nẵng), người dân đã và đang xây dựng hướng đi cùng làm du lịch, đồng thời bảo vệ những giá trị văn hóa riêng có của mình.
Homestay thích ứng thời tiết là những nhà nổi ở Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

Quảng Bình: Khai trương mô hình homestay thích ứng thời tiết ở Tân Hóa

Ngày 16/5, Ủy ban nhân dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết, vừa phối hợp Công ty du lịch Chua Me Đất (Oxalis) khai trương và đưa vào hoạt động mô hình homestay thích ứng thời tiết. Đây là dịch vụ lưu trú ngay trên những nhà nổi mà người dân thường sử dụng khi vào mùa lũ lụt hằng năm.
Khách du lịch nước ngoài theo dõi công đoạn dệt chiếu tại xã Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre).

Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý; trong đó, có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển nông thôn, đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường…
Chị Thái Huyền Nga cùng các em nhỏ người Phù Lá tại xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, Lào Cai.

Người phụ nữ gây dựng du lịch cộng đồng Bản Liền

Cho đến bây giờ, những hộ dân làm du lịch cộng đồng ở xã Bản Liền, huyện Bắc Hà mỗi khi gặp lại chị đều mừng rỡ như gặp lại người thân lâu ngày, còn với chị, nơi này như một ngôi nhà thứ hai, để thỉnh thoảng “trở về”. Người có được niềm hạnh phúc đó là chị Thái Huyền Nga, từng góp phần đưa những hộ đồng bào Tày từ chưa biết gì đến chỗ làm du lịch cộng đồng ngày càng thành thạo.