Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với lượng khí thải nhà kính giảm 8% trong năm 2023. Tuy nhiên, EU vẫn còn chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990.
Ngày 11/10, tại Sóc Trăng, Đoàn công tác của Chính phủ, do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn, đã làm việc với các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu 9 tháng và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024.
Ngày 10/10, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, việc chuyển dịch năng lượng hiện đối mặt nhiều thách thức, cần sớm có các giải pháp tháo gỡ.
Chiều 5/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo nội dung đề xuất nghiên cứu, khảo sát đầu tư các dự án điện gió gần bờ và lựa chọn vị trí lắp đặt cột đo gió gần bờ khu vực ven biển thị xã La Gi, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn INCOTECH.
Hơn 10 năm qua, năm nào ở tỉnh Bạc Liêu cũng xảy ra hàng loạt vụ sạt lở tại tuyến đê biển Đông. Từ năm 2023 đến nay, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, cần có các giải pháp đồng bộ, phù hợp để bảo vệ bền chắc tuyến đê biển này.
Năm 2019, Amazon đặt mục tiêu toàn bộ các hoạt động toàn cầu của mình, bao gồm trung tâm dữ liệu, tòa nhà công ty, cửa hàng tạp hóa và trung tâm xử lý đơn hàng, sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ngày 1/8, tập đoàn Amazon tuyên bố, mục tiêu này đã đạt được trước thời hạn 7 năm.
Ngày 29/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam ( Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới của hai đơn vị trong lĩnh vực năng lượng xanh và bền vững.
Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển mạnh mẽ, cũng như chính sách mới về an ninh năng lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng các mục tiêu toàn cầu trung hạn nhằm giảm lượng khí thải các-bon đòi hỏi đến năm 2030 thế giới phải tăng gấp đôi đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu cũng như những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về lộ trình giảm phát thải về 0 vào năm 2050, việc chuyển đổi sử dụng năng lượng từ nhiên liệu có mức độ phát thải các-bon lớn (nhiên liệu hóa thạch) sang các nguồn nhiên liệu sạch là tất yếu. Trong bối cảnh đó, hydrogen được xem là nguồn năng lượng ưu tiên triển khai, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam thời gian tới.
Báo cáo Đánh giá điện năng toàn cầu của tổ chức nghiên cứu Ember cho thấy, việc phát triển điện mặt trời và điện gió đã giúp nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên mức cao kỷ lục, đóng góp tới hơn 30% sản lượng điện toàn cầu trong năm 2023, đưa thế giới tiến gần hơn mục tiêu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đây là tín hiệu tích cực trong tiến trình chuyển đổi nhằm hiện thực hóa “giấc mơ năng lượng xanh” của nhân loại.
Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên điện gió ngoài khơi lớn nhất khu vực Đông Nam Á và thứ 5 của châu Á. Tại thành phố Vũng Tàu hiện đang có những bước đi khởi động để khai thác nguồn tài nguyên này do Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thực hiện.
Tiếp tục các hoạt động tại tỉnh Bình Định, trong buổi sáng 4/3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Tại turbine gió WTO8 thuộc dự án điện gió trên đất liền của Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu ở ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) xảy ra vụ cánh quạt của một trụ điện gió (turbine gió) bất ngờ bị gãy và rơi xuống đất.
Tối 1/3, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu thông tin, trên địa bàn huyện Hòa Bình của tỉnh này vừa xảy ra vụ cánh quạt của một trụ điện gió (còn gọi là turbin gió) bị rơi xuống, chưa rõ nguyên nhân. Rất may vụ việc không gây thương tích về người.
Lượng khí thải CO2 tại Liên minh châu Âu (EU) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 60 năm qua. Kết quả này đánh dấu bước tiến đáng kể của EU trên hành trình chuyển đổi xanh, khi các nguồn năng lượng sạch ngày càng phủ sóng mạnh mẽ.
Chiều 4/2, tại thành phố Vũng Tàu, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc với Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
Phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải là xu hướng tất yếu. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách chuyển dịch năng lượng, trong đó có xu hướng chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo và nghiên cứu các công nghệ mới.
Ngày 9/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.
Việt Nam có ưu thế của một thị trường tiềm năng để gia tăng hàm lượng nội địa trong phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để bứt phá trong lĩnh vực này, rất cần có các chính sách phù hợp cùng nguồn lực đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao để nắm bắt cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.
Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định phát triển trong Quy hoạch Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung.
Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi phát triển điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG. Bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam hiện đối diện những khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực năng lượng đang dần trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới và là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của Việt Nam. Nước ta cũng thuộc danh sách các nước có tiềm năng lớn để đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện sóng biển và khí sinh học Biogas.
Với sự phát triển của khoa học-công nghệ, năng lượng xanh đang từng bước thay thế các loại năng lượng sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ được xem có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng để chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nhất để thực hiện cho được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, trở thành lực lượng dẫn dắt, tiên phong, mở đường.