Chiều 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Hội nghị thu hút khoảng 150 nhà đầu tư, doanh nghiệp ở thành phố cùng đại diện nhiều hiệp hội kinh tế tham gia.
Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.
Sau gần 20 năm thi hành và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Điện lực năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, không giải quyết hết các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với lượng khí thải nhà kính giảm 8% trong năm 2023. Tuy nhiên, EU vẫn còn chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990.
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt nhiều thách thức về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, việc giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong việc tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại diễn đàn, đại diện nhiều bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đã trình bày ý kiến, gợi mở những giải pháp phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển xanh, bền vững của Lâm Đồng.
Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.
Để tăng cường tính khả thi của chính sách về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, cũng như cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi.
Việt Nam đề nghị Nghị viện các nước và Liên minh Nghị viện Thế giới cùng phối hợp như, đề cao vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững.
Chiều 17/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trả lời câu hỏi của báo chí về quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với việc khởi động lại dự án điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội, ông Phạm Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thấy rằng, việc khởi động lại các dự án điện hạt nhân để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội là quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, với tầm nhìn về một tương lai phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Ngày 10/10, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, việc chuyển dịch năng lượng hiện đối mặt nhiều thách thức, cần sớm có các giải pháp tháo gỡ.
Tại Hội nghị Hiện trạng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam (VSET) do Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Trần Đình Ân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 3 đã có các phần tham luận, chia sẻ các nội dung liên quan về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.
Tối 21/9, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh 2024 (GRECO 2024) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Economic Forum-HEF) lần thứ 5 diễn ra từ ngày 25-27/9.
Từ 21-25/9, Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ (CESTI), Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị Techmart 2024 tại đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 20/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức diễn đàn kỳ 2 với chủ đề: “Thu hút đầu tư đối với các dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Nhật Bản dự kiến phối hợp với các nước Đông Nam Á và Australia về các chính sách nhằm giảm phát thải carbon. Là quốc gia đề xuất sáng kiến thành lập “Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0” (AZEC), Nhật Bản đang đẩy mạnh nỗ lực khử carbon tại khu vực châu Á nói chung và nước này nói riêng, đồng thời thúc đẩy các kế hoạch đưa hệ thống giao dịch khí thải ra mắt vào năm 2026 nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải và chuyển đổi kinh tế xanh.
Xác định mục tiêu rõ ràng, đưa ra kế hoạch hành động cùng nhiều giải pháp thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh… VISSAN đang tham gia mạnh mẽ vào cuộc đua giảm phát thải nhà kính, tập trung vào con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngày 15/8, tại Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên cứu xây dựng năng lực thích ứng (CAB) (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Đà Nẵng) tổ chức hội nghị "Năng lượng trẻ - Young Energy Summit 2024".
Ngày 5/8, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu cho biết, ACB vừa lần thứ 3 liên tiếp được xướng tên trong Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam - Top 50 Corporate Sustainability Awards (CSA), tại đồng thời 2 hạng mục Hoạt động CSR nổi bật (tiêu chí Xã hội-Social) và Quản trị Doanh Nghiệp xuất sắc (tiêu chí Quản trị- Governance).
Năm 2019, Amazon đặt mục tiêu toàn bộ các hoạt động toàn cầu của mình, bao gồm trung tâm dữ liệu, tòa nhà công ty, cửa hàng tạp hóa và trung tâm xử lý đơn hàng, sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ngày 1/8, tập đoàn Amazon tuyên bố, mục tiêu này đã đạt được trước thời hạn 7 năm.
Ngày 10/7, tại Trung tâm triển lãm hội nghị quốc tế Sky Expo Việt Nam (Công viên phần mềm Quang Trung, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh), hội nghị và triển lãm năng lượng Solar & Storage Live Vietnam 2024, được tổ chức nhằm giới thiệu các giải pháp mới về năng lượng tái tạo, thúc đẩy các dự án điện mặt trời và lưu trữ năng lượng phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam.
Trước xu hướng tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ kéo theo nhu cầu điện năng tăng cao, việc chuyển đổi năng lượng không chỉ là nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố then chốt để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Ngày 29/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam ( Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới của hai đơn vị trong lĩnh vực năng lượng xanh và bền vững.
Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ, việc chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam mà còn là yếu tố then chốt để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.