Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Sáng 19-12, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) tổ chức chương trình Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trên Đài TNVN; giới thiệu cuốn sách “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”. Đến dự, có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư gửi lẵng hoa chúc mừng.

 Khi tham quan khu di tích lịch sử Normandie, Hồ Chí Minh đã lấy bàn tay bịt nòng khẩu đại bác như một biểu tượng của tinh thần: Giữ gìn hòa bình! Ngăn chặn chiến tranh!.

Hồ Chí Minh với nước Pháp

NDĐT - Hồ Chí Minh đã có nhiều giai đoạn gắn bó với nước Pháp, tham gia vào nhiều sự kiện trực tiếp liên quan đến quyền cai trị thực dân của người Pháp ở Việt Nam. Nhiều “vết thương” của nước Pháp ở Việt Nam gắn liền với cái tên Hồ Chí Minh. Điều thú vị và cũng là trớ trêu cho những kẻ cai trị thực dân là chính văn hóa Pháp và cuộc Cách mạng Pháp 1789 đã cung cấp, bồi đắp thêm vốn văn hóa và kinh nghiệm cách mạng cho Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh này.

Hà Đông, Sơn Tây - Hậu phương trực tiếp của mặt trận Hà Nội

Không phải ngẫu nhiên mà trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, vùng Hà Đông, Sơn Tây lại được chọn làm an toàn khu của các cơ quan đầu não kháng chiến. Việc này đã được dự kiến, chuẩn bị từ trước khi cuộc kháng chiến bùng nổ khá lâu với một nhãn quan chiến lược sáng suốt. Nhân dân Hà Đông, Sơn Tây đã có đóng góp to lớn, xứng đáng với sự tin tưởng của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"60 ngày đêm khói lửa" - khúc tráng ca của quân và dân Thủ đô

Đêm 19-12-1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội đã nổ súng mở đầu "Toàn quốc kháng chiến”. Với tinh thần “Cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Thủ đô đã giam chân địch trong thành phố suốt 60 ngày đêm, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch..., bảo vệ an toàn cho T.Ư Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị mọi mặt và vững tin bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. “60 ngày đêm khói lửa”, quân và dân Thủ đô đã viết lên khúc tráng ca hào hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Ông Trần Văn Khá, nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Chợ Lớn kể chuyện.

Trung Quận, hồi ức người trong cuộc

NDĐT - Trong kháng chiến chống Pháp, Trung Quận là địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh Chợ Lớn xưa. Ngày ấy, Trung Quận bao gồm toàn bộ huyện Bình Chánh, quận Bình Tân của TP Hồ Chí Minh và các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức của tỉnh Long An bây giờ. Tại Trung Quận, nhiều địa danh và chiến tích vang dội đã khởi đầu cho Toàn quốc kháng chiến. Không chỉ đánh giặc, nhân dân Trung Quận còn cùng lúc diệt giặc dốt, tạo nòng cốt, giúp dân làm kinh tế để tạo kinh tài cho Nam Bộ và toàn quốc kháng chiến trường kỳ.

Văn nghệ kháng chiến vì độc lập tự do và phẩm giá con người

NDĐT - Trường hợp Nguyễn Đình Thi chỉ là một ví dụ cho cả một thế hệ văn nghệ sĩ mò mẫm tìm đường trong bóng tối, bừng thức trong Cách mạng Tháng Tám và dấn thân, đồng hành hết mình trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đĩnh đạc và tự tin nhận lấy trách nhiệm của lịch sử xây móng đắp nền cho một nền văn nghệ mới, chiến đấu cho những lý tưởng cao cả vì độc lập tự do, vì phẩm giá của con người. "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ". Đó là lời thề, là quyết tâm chính trị của toàn dân tộc.

Cầu quay Sông Hàn, biểu tượng của Đà Nẵng hôm nay.

Phát huy truyền thống cách mạng trong kháng chiến, xây dựng Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững

NDĐT - Những ngày cuối năm 2016, cán bộ và nhân dân Đà Nẵng bận rộn, tất bật cho lễ kỷ niệm 20 năm chia tách, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Truyền thống anh dũng kiên cường trong chiến đấu đã và đang được người Đà Nẵng phát huy mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới, vươn lên hôm nay.

Ngày 18 và 19-12-1946, tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước.

Về với quê hương cách mạng Vạn Phúc

NDĐT - Trong cái rét ngọt của mùa đông miền bắc, làng Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) được sưởi ấm bởi sắc đỏ tươi của những lá cờ Tổ quốc và gam mầu sặc sỡ của những súc lụa tơ mềm mại. Về đây nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2016), các phóng viên Nhân Dân Điện tử được gặp gỡ những người sắp đi hết cuộc đời kể lại câu chuyện không bao giờ quên về Bác Hồ, về làng nghề giàu truyền thống yêu nước.

Khẩu hiệu ủng hộ Hòa bình viết trên tường trong 60 ngày đêm khói lửa của quân và dân Thủ đô Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

Những nguồn lực mạnh mẽ của cuộc kháng chiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh “tín nhiệm”

NDĐT - Nhớ ngày này 70 năm trước, cả dân tộc Việt Nam bình tĩnh, tự tin, chủ động lên đường kháng chiến chống lại cuộc xâm lược lần thứ hai của các thế lực thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến được tăng thêm sức mạnh, mau đến thắng lợi hơn một phần cũng vì sự đồng lòng của khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh được kêu gọi và dẫn dắt bởi một người có uy tín rất cao.

Hà Nội "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

Đêm 19-12-1946, pháo đài Láng nã những loạt đạn đầu tiên, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp. Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, trong 60 ngày đêm khói lửa, quân và dân Hà Nội đã góp phần làm tiêu hao sinh lực, giữ chân đội quân tinh nhuệ của Pháp trong thời gian dài gấp đôi so với dự kiến, để quân và dân cả nước có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, bình tĩnh, tự tin bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ...
Các đại biểu và nhân dân TP Hồ Chí Minh tham dự triển lãm ở tuyến đường Nguyễn Huệ.

Khai mạc triển lãm truyền thống hào hùng của Quân đội và nhân dân Việt Nam

NDĐT - Sáng 16-12, Ban Tổ chức các ngày Lễ lớn Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc triển lãm “Truyền thống hào hùng của Quân đội và nhân dân Việt Nam” tại tuyến đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi, quận 1. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2016); kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2016) và 27 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 - 22-12-2016); kỷ niệm 56 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam (20-12-1960 - 20-12-2016).

Vai trò và những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trong những ngày toàn quốc kháng chiến

Thượng tướng, GS, TS Tô Lâm,

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an -

Cách đây 70 năm, vào 20 giờ ngày 19-12-1946, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Sáng ngày 20-12-1946, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi khắp cả nước như tiếng kèn xung trận, vang dội núi sông, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong chương 1 của chương trình với chủ đề "Lời hịch non sông".

Cầu truyền hình "Sống mãi với Thủ đô"

NDĐT - Tối 15-12, Thành phố Hà Nội đã thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tiếng gọi của non sông” tại hai điểm cầu - hai địa danh lịch sử là Cột cờ Hà Nội và Chợ Đồng Xuân. Chương trình là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 – 19-12-2016).

Đại đoàn quân ta từ các cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Tư tưởng kháng chiến toàn dân trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

NDĐT - Ra đời trong thời khắc lịch sử đặc biệt, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Đã 70 năm trôi qua (19-12-1946 - 19-12-2016) nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc đó đã trở thành một văn kiện, một bản thiên cổ hùng văn, trường tồn cùng lịch sử Việt Nam trong thời đại mới.

Ông Tạ Quang Tám hồi tưởng những ngày chiến đấu kiên cường cuối năm 1946 tại TP Nam Định.

86 ngày đêm anh dũng của quân dân Thành Nam

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng 0 giờ 30 phút ngày 20-12-1946, quân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhất loạt nổ súng trút lửa xuống đầu quân Pháp, mở màn cho cuộc chiến đầy cam go. Sau 86 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân dân Thành Nam cơ bản hoàn thành hai nhiệm vụ: Tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống nhiều tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng; kiềm chế, giam chân một lực lượng lớn quân viễn chinh Pháp góp phần đánh bại ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng.