Dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, sáng 17-12, TP Hà Nội tổ chức năm đoàn đại biểu tới viếng Nghĩa trang Mai Dịch, dâng hoa, thắp hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử gắn với sự kiện Toàn quốc kháng chiến trên địa bàn thành phố."

Tại Nghĩa trang Mai Dịch, Đoàn đại biểu lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, dâng hương kính viếng các vị tiền bối cách mạng và các anh hùng liệt sĩ.

Cùng ngày, các đồng chí lãnh đạo thành phố dẫn đầu các đoàn đại biểu đến đặt hoa, dâng hương tại nhiều di tích lịch sử kháng chiến. Đó là Nhà lưu niệm

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Vạn Phúc (quận Hà Đông), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp bàn và quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc; Khu di tích chùa Trầm (huyện Chương Mỹ) - nơi phát đi lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhân dân cả nước; Pháo Đài Láng (quận Đống Đa), nơi nổ những loạt đạn đầu tiên, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp của quân và dân ta; Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh tại vườn hoa Hàng Đậu (quận Ba Đình) và Phù điêu Hà Nội - Mùa đông năm 1946 tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Tại các khu di tích, lãnh đạo thành phố cùng người dân địa phương đã ôn lại truyền thống hào hùng trong 60 ngày đêm khói lửa bảo vệ Thủ đô của quân và dân Thủ đô; khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ bảo vệ độc lập, tự do và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

* Bảo tàng Hà Nội vừa tổ chức tọa đàm "Bản hùng ca Hà Nội mùa đông năm 1946". Tại buổi tọa đàm, những nhân chứng lịch sử như Đại tá Vũ Tâm, Trung đội trưởng Đội Tự vệ Đồng Xuân; ông Đỗ Văn Đa, pháo thủ chiến đấu tại pháo đài Láng (nơi nổ phát súng mở đầu Toàn quốc kháng chiến)… đã làm sống lại không khí hào hùng của cuộc chiến đấu 70 năm về trước. Cùng với đó là tham luận của các nhà khoa học phân tích ý nghĩa và giá trị lịch sử, văn hóa của Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã làm sáng tỏ thêm nhiều nội dung của sự kiện Toàn quốc kháng chiến. Tọa đàm là một hoạt động ý nghĩa, góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lập, tự cường của nhân dân ta, tôn vinh các thế hệ quân dân Thủ đô đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến.

* Triển lãm ảnh "Truyền thống hào hùng của Quân đội và nhân dân Việt Nam"

Ban Tổ chức các ngày lễ lớn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố vừa khai mạc triển lãm ảnh “Truyền thống hào hùng của Quân đội và nhân dân Việt Nam” tại tuyến đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi, quận 1. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 72 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 27 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 56 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam.

Triển lãm trưng bày 80 ảnh với hai nội dung: Toàn quốc kháng chiến thành công và Toàn dân bảo vệ sự nghiệp đổi mới và phát triển thành phố; thể hiện được lịch sử quý giá về chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam. Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu đến công chúng những hình ảnh lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nêu bật mối quan hệ gắn bó, tình quân dân như “cá với nước”; tình quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình qua các hoạt động giao lưu, phát triển mối quan hệ giữa QĐND Việt Nam với quân đội các nước trên thế giới trong quá trình phát triển và hội nhập. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30-12.

* Từ ngày 19 đến 25-12, Cục Điện ảnh phối hợp với các đơn vị tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến và 72 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam trong phạm vi cả nước. Tuần phim trình chiếu phục vụ nhân dân nhiều phim truyện như: Vòng xòe dưới ánh trăng, Nhà tiên tri, Đường xuyên rừng, Sống cùng lịch sử, Đừng đốt…; các phim tài liệu: Giọt nước giữa đại dương, Đỉnh cao chiến thắng, Hồi ức Điện Biên…; cùng các chương trình băng hình chuyên đề miền núi, hải đảo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Vạn Phúc (quận Hà Đông), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp bàn và quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc; Khu di tích chùa Trầm (huyện Chương Mỹ) - nơi phát đi lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhân dân cả nước; Pháo Đài Láng (quận Đống Đa), nơi nổ những loạt đạn đầu tiên, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp của quân và dân ta; Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh tại vườn hoa Hàng Đậu (quận Ba Đình) và Phù điêu Hà Nội - Mùa đông năm 1946 tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm).

Tại các khu di tích, lãnh đạo thành phố cùng người dân địa phương đã ôn lại truyền thống hào hùng trong 60 ngày đêm khói lửa bảo vệ Thủ đô của quân và dân Thủ đô; khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ bảo vệ độc lập, tự do và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

* Bảo tàng Hà Nội vừa tổ chức tọa đàm "Bản hùng ca Hà Nội mùa đông năm 1946". Tại buổi tọa đàm, những nhân chứng lịch sử như Đại tá Vũ Tâm, Trung đội trưởng Đội Tự vệ Đồng Xuân; ông Đỗ Văn Đa, pháo thủ chiến đấu tại pháo đài Láng (nơi nổ phát súng mở đầu Toàn quốc kháng chiến)… đã làm sống lại không khí hào hùng của cuộc chiến đấu 70 năm về trước. Cùng với đó là tham luận của các nhà khoa học phân tích ý nghĩa và giá trị lịch sử, văn hóa của Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã làm sáng tỏ thêm nhiều nội dung của sự kiện Toàn quốc kháng chiến. Tọa đàm là một hoạt động ý nghĩa, góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lập, tự cường của nhân dân ta, tôn vinh các thế hệ quân dân Thủ đô đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến.

* Ban Tổ chức các ngày lễ lớn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố vừa khai mạc triển lãm ảnh “Truyền thống hào hùng của Quân đội và nhân dân Việt Nam” tại tuyến đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi, quận 1. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 72 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 27 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 56 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam.

Triển lãm trưng bày 80 ảnh với hai nội dung: Toàn quốc kháng chiến thành công và Toàn dân bảo vệ sự nghiệp đổi mới và phát triển thành phố; thể hiện được lịch sử quý giá về chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam. Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu đến công chúng những hình ảnh lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nêu bật mối quan hệ gắn bó, tình quân dân như “cá với nước”; tình quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình qua các hoạt động giao lưu, phát triển mối quan hệ giữa QĐND Việt Nam với quân đội các nước trên thế giới trong quá trình phát triển và hội nhập. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30-12.

* Từ ngày 19 đến 25-12, Cục Điện ảnh phối hợp với các đơn vị tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến và 72 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam trong phạm vi cả nước. Tuần phim trình chiếu phục vụ nhân dân nhiều phim truyện như: Vòng xòe dưới ánh trăng, Nhà tiên tri, Đường xuyên rừng, Sống cùng lịch sử, Đừng đốt…; các phim tài liệu: Giọt nước giữa đại dương, Đỉnh cao chiến thắng, Hồi ức Điện Biên…; cùng các chương trình băng hình chuyên đề miền núi, hải đảo.