Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội) diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng hằng năm, thu hút đông đảo người dân tới tham dự. Điểm nhấn đặc sắc của Lễ hội chính là màn trai giả gái đeo trống đánh bồng.
Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng), tại miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Tiên Công 2023. Đây là dịp người dân vùng đảo Hà Nam và du khách thập phương tụ hội về để tưởng nhớ công lao của các vị Tiên Công đã tìm ra nước ngọt, khai sinh ra khu vực đảo Hà Nam trù phú ngày nay.
Với nhiều người, thưởng thức một cuốn sách hay trong chuyến du xuân đầu năm sẽ khiến kỳ nghỉ trở nên trọn vẹn hơn. Và một cuốn sách đậm "chất xuân" chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho dịp này.
Mồng 4 Tết âm lịch hằng năm, người dân xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) lại nô nức đi xem Lễ hội “Trâu rơm, bò rạ” để khởi động cho năm mới lao động hăng say.
Hàng nghìn du khách thập phương đã tới tham dự lễ hội chùa Keo mùa xuân diễn ra vào ngày 25/1 (tức mồng 4 Tết) tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình). Đây là lễ hội truyền thống cấp vùng còn vẹn nguyên sắc màu bình dị của cư dân trồng lúa nước đồng bằng sông Hồng.
Thời tiết vùng cao Sơn La mùa này thật lạ, sáng sớm những làn mây trắng bạc phủ kín các đỉnh núi kèm cái lạnh cắt da cắt thịt. Trưa xuống, mây tan dần nhường chỗ cho nắng ấm. Chiều buông là thời điểm của hơi lạnh cùng những làn sương trắng trôi bồng bềnh giăng khắp các bản vùng cao. Đêm xuống, nhiệt độ giảm sâu với cái lạnh đặc trưng vùng cao… Chúng tôi đón Tết với đồng bào H’Mông ở bản Tà Số 1 và Tà Số 2, xã Chiềng Hắc, Mộc Châu vào ngày như thế.
Sáng mùng 3 Tết, người dân thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) có phong tục... Tết bún, biếu bún cho nội, ngoại hai bên để tỏ lòng thành. Cũng bởi vậy, tại đây, có phiên chợ một năm chỉ diễn ra duy nhất một lần: Chợ bún.
Cách đây 60 năm, cả miền bắc đón Tết Quý Mão 1963 trong hòa bình. Giao thừa Tết Quý Mão 1963, đồng bào cả nước cùng lắng nghe lời chúc mừng năm mới của Bác Hồ trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong lời chúc Tết, Bác Hồ có 4 câu thơ: “Nước Việt Nam ta là một/ Dân tộc Việt Nam ta là một/ Dù cho sông cạn đá mòn/ Nhân dân nam, bắc là con một nhà”.
Mỗi năm vào dịp Tết, nhiều người lại có thói quen gọt và ngóng chờ những mầm hoa thủy tiên vươn mình mỗi ngày, kịp bung sắc vào đúng thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết.
Chiều 20/1 (29 Tết Nhâm Dần), chợ hoa Quảng Bá, chợ hoa tươi lớn nhất Hà Nội, nhộn nhịp người bán, kẻ mua. Tuy nhiên, các tiểu thương cho biết, so với trước đây, sức mua năm nay đã giảm.
Những năm gần đây, sách đã trở thành một trong những món quà quý mà nhiều người lựa chọn để dành tặng cho bạn bè, người thân, gia đình mỗi khi Tết đến, Xuân về. Cùng với việc nâng cao chất lượng nội dung, sách Tết cũng ngày càng được trình bày đẹp hơn, cầu kỳ và bắt mắt, thậm chí có những cuốn đẹp như tác phẩm nghệ thuật, xứng đáng là những giai phẩm để đón chào một năm mới.
Hoa mai anh đào nở rộ đúng dịp Tết ở Kon Tum đã tạo nên một thị trấn Măng Đen đầy sắc hoa trong dịp Tết cổ truyền, tạo điều kiện lý tưởng cho du khách đến tham quan, thưởng lãm.
Phiên chợ ngày cuối năm, đồng bào vùng cao Lào Cai xuống chợ như đi hội, ngoài mua sắm còn là tâm tình trao gửi, ước vọng về một năm mới no đủ, yên bình. Nhìn vào chợ phiên ngày Tết, thấy ấm lòng bởi cuộc sống nơi đây đang ngày càng khởi sắc, mùa xuân như đã gần kề…
So với cùng kỳ năm ngoái thị trường du lịch Tết năm nay sôi động hơn, mở lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội khai thác đa dạng hơn các thị trường khách, đặc biệt là thị trường trong nước và quốc tế, kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ phục hồi trong năm mới 2023.
Cuối năm, mọi người đều tất bật. Những cơn gió lạnh vẫn còn sót lại đâu đó, len lỏi trong thành phố mang theo mùi mứt Tết làm tôi nhớ đến căn nhà gỗ nhỏ tuổi thơ nằm khuất trong hẻm một xóm lao động nghèo, những cơn gió lạnh của miền núi cao nguyên len qua từng khe hở, mang theo hơi lạnh vào khắp các căn phòng.
Tôi đang đứng ở ban công tầng hai, chỗ tôi khá gần điểm bắn pháo hoa nên không cần phải cố gắng nhích đi đâu tôi cũng có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn màn bắn pháo hoa.
Năm nào cũng vậy, nhiều nông dân tại các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang chuẩn bị đặc sản độc, lạ để tung ra thị trường những ngày giáp Tết Nguyên đán. Từ những quả dừa, khóm (dứa), bưởi, quất… bình thường, qua bàn tay khéo léo của nông dân đã tạo thành sản phẩm hình thù đẹp mắt, giúp nâng cao giá trị hàng chục lần.
Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp đoàn viên của những người con xa quê, là cơ hội để gia đình sum họp, người thân, bạn bè gặp mặt, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Tuy nhiên, trong khi nhiều người háo hức, mong đợi được đón Tết, thì cũng có không ít người “sợ Tết”. Làm thế nào để đón một cái Tết đầm ấm, văn minh, vừa thích ứng với thời đại mới, vừa giữ được nét đẹp truyền thống là vấn đề được đặt ra khi năm mới đang đến gần.
Tối 16/1, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” Tết Quý Mão 2023 tại Bến Bình Đông, quận 8.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Quý Mão 2023. Những ngày này, làng đào Nhật Tân trở nên nhộn nhịp và bận rộn. Đây là thời điểm người người nhà nhà kéo tới làng hoặc chụp ảnh hoặc mua đào về trưng trong nhà. Có những thời điểm, đường tắc từ làng ra phố.
Xuân Quý Mão năm 2023 đang đến gần. Các buôn, làng Tây Nguyên được trang hoàng rực rỡ, người dân ai nấy đều hối hả, hoàn tất mọi công việc để sẵn sàng đón một cái Tết cổ truyền dân tộc ấm no, đủ đầy.
Hình ảnh đẹp nhất trong tôi khi được lên vùng cao đón Tết cùng đồng bào là lá cờ đỏ sao vàng trên mỏm đá tai mèo bay trong gió lộng thung lũng Hang Táu, xã Chiềng Hắc, thị trấn Mộc Châu (Sơn La). Bóng đen đại dịch đã gần như biến mất, những cái Tết buồn lắng đã nhường chỗ cho mùa xuân tươi mới hồi sinh.
Đêm Giao thừa Tết Canh Tý 2020 là một ám ảnh. Hà Nội chìm đi trong cơn mưa sầm sập và sấm chớp ùng oàng. Những tia sét như muốn xé rách bầu trời. Cái tĩnh mịch thường có của đêm trừ tịch với mưa bụi lay phay và gió se se lạnh ngỡ như đã bị vùi lấp đâu đó rồi…
Với chủ đề “Sư đạo tôn nghiêm”, các hoạt động tôn vinh người thầy, tôn vinh truyền thống hiếu học và đạo làm thầy, đạo làm trò được tổ chức xuyên suốt qua các hoạt động. Năm nay, Hội chữ tổ chức xuyên giao thừa nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Đông đảo các nhà ngoại giao, các đại sứ và du khách quốc tế đã được đắm mình trong không gian của ngày Tết cổ truyền Việt Nam giữa làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) tại sự kiện “Tết làng Việt” 2023.
Ngọn lửa thiêng đã rực sáng giữa buôn làng. Rượu cần đã được bày biện theo khuôn phép của Yàng. Nghi thức "xin lửa" kết thúc, âm ba của chiêng, trống quyện hòa cùng điệu rơkel tấu khúc T’rumpô nhã nhặn, khúc thức trong nhịp điệu mời thần; vòng xoang nở rộng, tiếng chiêng ngân xa, hối hả mời mọi người nhập cuộc. Hầu như đêm hội nào ở Tây Nguyên cũng thế, khi ngọn lửa bùng lên, lũ làng quy tụ và cuộc vui bắt đầu.
Ngày 11/1, Bảo tàng tỉnh Hải Dương khai mạc trưng bày chuyên đề “Tết Việt xưa”, tạo không khí vui xuân và cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm về những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc cho giới trẻ.
Thường những ngày gần Tết Nguyên đán là “thời điểm vàng” để người dân đi lựa chọn hương sắc tô điểm cho gia đình đón xuân với giá phải chăng. Nhưng thực tế, những người say mê thú chơi cây và hoa cảnh những ngày qua lại đang sớm chọn được những cành đào hay cây quất ưng ý từ trước Tết.