Theo chương trình dự kiến, tại đợt 2 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến 13 dự luật, trong đó có dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại dự luật, Chính phủ đề xuất 2 phương án: giữ nguyên tỷ lệ thuế suất hiện hành 75% và cộng 2.000 đồng/bao cho phương án 1, cộng 5.000 đồng/bao cho phương án 2, sau đó tiếp tục tăng hằng năm, hướng đến mục tiêu tăng thuế tuyệt đối tới 10.000 đồng/bao vào năm 2030.
Tình hình tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam thuộc tỉnh Long An và Đồng Tháp trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Các lực lượng chức năng liên tục đấu tranh, bắt giữ nhiều đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, buôn lậu, bị truy nã…
Ngày 29/10, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Bằng Giang, sinh năm 1980, trú ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát về hành vi buôn lậu.
Không chỉ làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm ở khu vực biên giới và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội biên phòng Nghệ An còn tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào ở vùng phên dậu Tổ quốc...
Qua công tác xác minh, xử lý phương tiện vận tải nước ngoài tạm nhập-tái xuất qua các cửa khẩu đường bộ, cơ quan Hải quan vừa phát hiện có hiện tượng lợi dụng chính sách tạm nhập-tái xuất phương tiện vận tải nước ngoài qua các cửa khẩu biên giới đường bộ giữa Việt Nam và các nước Lào, Campuchia.
Gần đây, công tác quản lý thị trường được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực, việc kiểm soát thị trường đã được chú trọng hơn, hiện tượng gian lận thương mại đã giảm, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế là công việc rất quan trọng, nhất là trong môi trường thương mại điện tử; đồng thời đây cũng là thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong tháng 7/2024, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, tạm giữ, xử lý nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, thu nộp lượng lớn tiền vi phạm cho ngân sách nhà nước.
Ngày 17/7, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) thành phố Hà Nội sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng tàu vừa cho biết, ngày 30/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố và các quyết định liên quan đối với hai cán bộ thuộc Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngày 10/4, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa phát hiện và thu giữ hơn 20 tấn nội tạng động vật đông lạnh có nhãn mác là ngôn ngữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, thủ đoạn của tội phạm tinh vi, liều lĩnh. Chủ động kiểm soát tình hình với nỗ lực tổ chức đợt cao điểm đấu tranh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật là yêu cầu được quán triệt tới các đơn vị trong toàn ngành hải quan.
Ngày 12/3, tại Đồn Biên phòng Ea H’Leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị hiệp đồng bảo vệ biên giới tiếp giáp năm 2024.
Trong tháng 1/2024, giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước ta ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 42% so cùng kỳ năm 2023, góp phần đưa cán cân thương mại tháng đầu năm xuất siêu 2,92 tỷ USD.
Những năm qua, nhất là khi được kiện toàn hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, song hành cùng hoạt động giao thương ngày càng được mở rộng và phát triển, tình trạng vi phạm trong hoạt động thương mại, nhất là trên môi trường thương mại điện tử còn gia tăng, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý.
Ngày 3/2, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên án sơ thẩm hình sự các bị cáo Hồ Văn Tấn, Lê Tấn Tài, Nguyễn Minh Trí, nguyên là cán bộ, điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ngày 25/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam 4 tháng đối với Đồng Minh Duy (sinh năm 1988, trú tại phường Phú Chánh, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) để điều tra, làm rõ hành vi buôn lậu.
Buôn lậu, gian lận thương mại, kể cả trực tiếp hay diễn ra trên không gian mạng, đều là một phần không thể tách rời ở bất cứ nền kinh tế nào trên toàn cầu, vì thế, mục tiêu của mỗi nền kinh tế là hạn chế những tác hại của hoạt động này đối với đời sống kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không ngoại lệ khi mà đất nước đang ngày càng chuyển mình mạnh mẽ thì “cuộc chiến” chống buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng quyết liệt...
Thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ở trong nước lại bùng phát mạnh. Bên cạnh thủ đoạn ngày càng tinh vi theo phương thức "truyền thống" còn rất nhiều thủ đoạn của những đối tượng thông qua không gian mạng. Điều đó đặt ra trách nhiệm càng cao cho lực lượng chức năng chuyên trách, những người tiên phong trong "cuộc chiến" không tiếng súng với loại tội phạm này.
Vào cuộc tổng lực ngăn chặn hàng lậu trong thời gian cao điểm dịp trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều vụ vi phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Ngày 15/1, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC01) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với ông Vũ Xuân Đồng về tội "buôn lậu" với vai trò đồng phạm giúp sức.
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn tiếp tục âm thầm diễn ra, với những thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật.
Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với 8 đối tượng trong vụ án vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, buôn lậu xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, Công ty cổ phần đất hiếm Việt Nam và các đơn vị liên quan.
Năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thanh tra, kiểm tra 71.928 vụ (tăng 1,4% so cùng kỳ); phát hiện, xử lý 52.351 vụ vi phạm (tăng 19%); chuyển cơ quan điều tra 174 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 37%); thu nộp ngân sách trên 501 tỷ đồng (tăng 2,2%).