Kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học của tỉnh Ðắk Lắk với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương lớn và đúng đắn của Tỉnh ủy Ðắk Lắk.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang vươn lên trở thành địa phương điển hình về cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tăng cường sự liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Sơn Dương phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Không chỉ làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm ở khu vực biên giới và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội biên phòng Nghệ An còn tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào ở vùng phên dậu Tổ quốc...
Hòa Bình là tỉnh miền núi với hơn 74% dân số là đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Thái, Dao…, đời sống nhân dân nhiều nơi còn khó khăn. Từ đặc thù địa bàn, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình đã chủ động phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều mô hình, phong trào giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa.
Thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hiệu quả để giúp nhân dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới.
Sáng 27/3, tại Hà Nội, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm việc với Đảng đoàn, Thường trực Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.
Những năm gần đây, ớt trở thành cây chủ lực trong vụ sản xuất đông-xuân của nhiều hộ gia đình nông dân ở tỉnh Lạng Sơn. Ðặc biệt từ năm 2022, quả ớt chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Những năm qua, các cấp hội nông dân tỉnh Lạng Sơn đã phát huy tốt vai trò hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bình Phước sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã có diện mạo nông thôn khang trang, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là khu vực biên giới, vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách và xã hội huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành với các mục tiêu Nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội mà địa phương đề ra. Qua đó đã phát huy hiệu quả đồng vốn chính sách của Chính phủ trong xóa đói, giảm nghèo cho huyện khó Quỳ Châu.
Sáng 8/1, phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế; làm một số chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo tại Điện Biên không đạt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sau 37 năm đổi mới, nước ta đã hình thành đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp hùng hậu với số lượng hơn 900 nghìn doanh nghiệp, hơn 20 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Lạng Sơn có hơn 43.370 ha rừng hồi, chiếm khoảng 70% diện tích hồi cả nước, trong đó hơn 28.000 ha hồi đang cho thu hoạch ổn định, sản lượng hoa hồi khô đạt từ 7.500 đến 16.000 tấn/năm, giá trị ước đạt 1.700 tỷ đồng/năm.
Ở đồng bằng, địa bàn một xã chỉ trải rộng trong chừng vài ba cây số, hoặc xa lắm là dăm cây số. Còn ở đây, vùng Tây Nguyên, chiều dài từ đầu xã đi đến cuối xã lên tới cả chục cây số, có nơi còn xa hơn. Làm cán bộ mà sâu sát với cơ sở, với dân thì tiền xăng xe đã chiếm gần hết số tiền lương công chức ít ỏi. Mà cán bộ văn hóa xã thì không ít việc. Những công việc có tên và không tên.
Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 337 (Quân khu 4) có nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào. Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực từ Đoàn KT-QP 337 đời sống của người dân ở các bản, làng thuộc huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) có nhiều chuyển biến tích cực.
Kể từ khi bắt đầu Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong xóa đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống người dân. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhân rộng mô hình kinh doanh bao trùm là lựa chọn tất yếu.
Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng sâu rộng, toàn diện hơn.
Ngày 25/10, Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình đã có buổi làm việc với Đảng Đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do bà Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm Trưởng đoàn về Việc triển khai thực hiện chỉ thị số 38-CT/TW và Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư về hoạt động của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Hòa Bình hợp tác các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Ngày 24/10, tại thủ đô Vientiane (Lào), Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào phối hợp Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày lương thực thế giới và Tuần lễ quốc gia về xóa đói giảm nghèo năm 2022.
Xác định xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của tỉnh Thái Bình; trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội là công cụ tài chính đắc lực giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay (10/3) cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết, đánh giá tổng thể việc thực hiện Nghị quyết 66/2013/QH13, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh và kế hoạch triển khai dự án giai đoạn tiếp theo.
Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên sáng 27/1, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng kết quả phát triển kinh tế-xã hội của Điện Biên trong năm 2021 là minh chứng cụ thể cho thấy, Điện Biên đã triển khai đúng hướng, hiệu quả các giải pháp xóa đói, giảm nghèo; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc.
Bài viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, dựa trên cơ sở học thuyết Mác - Lê-nin, bài viết đã trình bày chi tiết và đầy đủ lý luận cho các câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Tại sao Việt Nam lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội?