Cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản của anh Lê Hảo ở thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt tạo việc làm cho nhiều lao động có thu nhập ổn định.

Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển khai thác, chế biến đặc sản biển ở Gio Linh

Để có bước chuyển mình mạnh mẽ về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội, tập trung huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện sâu rộng các chương trình tín dụng cho vay tại 5 xã vùng biển huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, mang lại hiệu quả thiết thực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho ngư dân.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Anh hướng dẫn người dân làm thủ tục tại điểm giao dịch xã.

Mang mùa xuân ấm no cho người nghèo

Một mùa xuân mới lại về, hòa cùng không khí vui tươi, ấm áp của những ngày Tết là niềm vui của những hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Nhờ vốn vay chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, nhiều hộ gia đình đã đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả, từng bước giảm nghèo và vươn lên làm giàu, góp phần làm chuyển biến tích cực các vùng quê, mang đến niềm vui trong mùa xuân mới Giáp Thìn 2024.
Phát triển cây ăn quả có múi đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của nông dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình)

Giúp nông dân giảm nghèo bền vững

Cùng với nhiệm vụ xây dựng tổ chức hội, hội viên nông dân vững mạnh, những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động hỗ trợ nông dân, nhất là hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh. Từ đó mang lại kết quả tích cực, góp phần giúp nông dân làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Đảng viên Vừ Mí Cáy - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Há Ía tổ chức buổi sinh hoạt định kỳ, cùng bà con chia sẻ những kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi.

Khi đảng viên là “trợ thủ” đắc lực giảm nghèo

Qua hơn 9 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/20214 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tinh thần của Chỉ thị thấm nhuần từ các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương cho đến từng cán bộ đảng viên tại thôn bản, tạo thành sinh lực mới cho công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững.
Đảng viên Katơ Chí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hòa, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) hướng dẫn anh Pinăng Chiêu kỹ thuật chăm sóc cây ngô.

Giúp người dân vượt khó, thoát nghèo

Những năm qua, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã triển khai có hiệu quả mô hình “Mỗi đảng viên giúp đỡ một hộ nghèo” mục đích là phát triển kinh tế gia đình bằng cách trao cho đồng bào chiếc “cần câu” và mỗi đảng viên có trách nhiệm hướng dẫn cho bà con “câu” được “cá” để cải thiện đời sống.
Hằng tháng, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu tổ chức giao dịch tại các điểm giao dịch của xã nhằm hỗ trợ người nghèo kịp thời có vốn để sản xuất, kinh doanh.

Làm giàu từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Từ nguồn vốn chính sách, chín tháng qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 1.300 lao động; giúp 154 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 7.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 22 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách... Gắn liền với việc tăng trưởng dư nợ, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được đơn vị quan tâm, chú trọng thực hiện.
Quang cảnh hội nghị.

Nhanh chóng đưa chính sách mới, nhân văn vào cuộc sống

Công tác tái hòa nhập cộng đồng là một chủ trương, chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thời gian qua, công tác này đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù sớm ổn định cuộc sống, không tái phạm tội. Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, chưa được như mong muốn.  
Vợ chồng anh Lù Seo Khờ ở xã Tả Ngài Chồ chăm sóc vườn cam từ vốn vay chính sách.

Đồng hành cùng người nghèo phát triển kinh tế

Với sự đồng hành của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) 21 năm qua cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, khai sáng tư duy làm ăn kinh tế, gắn vốn tín dụng với lợi thế và chính sách phát triển kinh tế địa phương, dù nghèo khó vẫn còn ở các bản làng xa xôi, nhưng khác xưa “một trời, một vực”.
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã vùng cao Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, Phú Yên được vay vốn phát triển trồng rừng.

Hiệu quả từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ tại Phú Yên

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Yên đã triển khai có hiệu quả gói tín dụng ưu đãi, đưa nhanh đồng vốn đến tận tay các đối tượng, kịp thời đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, học tập,… góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Khách hàng ngày càng quen dần với việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động. Ảnh: Ngân hàng Chính sách xã hội

Số hóa hoạt động tín dụng chính sách

Trước xu thế phát triển của dịch vụ tài chính, đặc biệt là các dịch vụ tài chính số trong phát triển tài chính toàn diện, Ngân hàng Chính sách xã hội đã xác định tài chính toàn diện là hướng phát triển quan trọng để đạt được mục tiêu cung cấp các dịch vụ chất lượng, thuận tiện đến cho khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách, nhất là khách hàng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Trong 20 năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Anh Sơn đã đã nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. (Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Anh Sơn)

Góp sức đổi thay vùng quê Anh Sơn

Tròn 60 năm chia tách, huyện miền núi Anh Sơn (Nghệ An) đang đổi thay từng ngày. Cùng với những con đường nhựa, đường bê-tông trải dài đến tận từng thôn, dòng vốn tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội 20 năm qua cũng bám rễ sâu rộng trên mảnh đất này, nhận được sự tin tưởng của người dân.
Mô hình trang trại đa canh của anh Vũ Ngọc Tú (thôn Nham Tràng, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm)

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, chính sách

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có hơn 4.000 lượt khách hàng được vay vốn với số tiền giải ngân lên đến hơn 232,5 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH, ông Phạm Văn Công ở xã Sơn Lang, huyện Kbang (Gia Lai) đầu tư trồng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Đồng hành cùng người nghèo

Hơn 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NÐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, những chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho công tác xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân sinh trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần củng cố lòng tin của người nghèo vào đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên.
Hội nghị trực tuyến Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP.

Phát huy hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng khác

Ngày 29/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính Phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Ngân hàng Chính sách xã hội hiện đang duy trì giao dịch cố định tại 10435 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn trong toàn quốc.

Đòn bẩy kinh tế giúp người dân thoát nghèo

20 năm hình thành và phát triển, với việc kết nối và hội tụ cả hệ thống chính trị-xã hội tham gia vào công tác thực thi tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phát huy sáng tạo vai trò là một công cụ mang tính đòn bẩy kinh tế của Chính phủ nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận tín dụng chính sách để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78.

Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp triển khai tín dụng chính sách

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức, việc thực hiện hiệu quả phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tín dụng chính sách là giải pháp quyết định sự thắng lợi toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Mô hình chăn nuôi gà thịt của gia đình anh Lê Văn Thế, xóm 4, xã Diễn Trung vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Tiếp sức đổi thay diện mạo vùng bãi ngang Nghệ An

Nguồn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã góp phần giảm nghèo, xây dựng thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây còn là công cụ, giải pháp lâu dài để huyện đồng bằng ven biển này thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội.
(Ảnh minh họa).

Hành trình đưa nguồn vốn chính sách giúp dân thoát nghèo

Chính thức ra đời và đi vào hoạt động ngày 4/10/2002, hành trình 20 năm làm “cánh tay nối dài” của Chính phủ mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội thấm đầy gian khó, nhưng cũng đong đầy niềm vui. Trong suốt hành trình ấy, đã có hơn 42 triệu lượt hộ được vay vốn chính sách để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Lễ phát động tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm vì người nghèo” năm 2022 tại Sóc Trăng.

Sóc Trăng huy động hơn 54 tỷ đồng từ chương trình “Gửi tiền tiết kiệm vì người nghèo”

Chiều 12/9, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng Trịnh Bích Tuyền cho biết, tại lễ phát động tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm vì người nghèo” có hơn 13 tỷ đồng được huy động, nâng tổng số quỹ huy động từ chương trình này hơn 54 tỷ đồng.