Tối 17/9 (tức ngày 15/8 Âm lịch), tại chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane, Lào, diễn ra chương trình Đêm hội trăng rằm dành cho các em thiếu nhi là con em cộng đồng người Việt Nam tại Lào vui đón Tết Trung thu.
Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cùng các cơ quan liên quan tổ chức Lễ hội Trung thu năm 2024 tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.
Nằm trong chương trình Festival Chí Linh-Hải Dương 2023, tối 29/9 Đêm hội trăng rằm ở thành phố Chí Linh được tổ chức lung linh hoành tráng. Với nhiều phần trình diễn khinh khí cầu, đèn lồng thắp sáng cùng màn diễu hành linh vật độc đáo, sự kiện đã mang lại những niềm vui, nụ cười rạng rỡ cho các cháu thiếu nhi và để lại ấn tượng khó quên trong ký ức mọi người.
Nhằm tạo điều kiện cho các em thiếu nhi đang điều trị bệnh tại bệnh viện được đón một cái Tết Trung thu thật vui tươi và ý nghĩa, ngày 27-28/9, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thi làm đèn lồng cho các bé với sự tham gia của các nhân viên y tế tại các khoa/phòng và thân nhân bệnh nhi.
Liên tục làm mới sản phẩm, quảng bá nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đến với du khách quốc tế, trong dịp Trung thu này Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng tổ chức sự kiện Ánh trăng giao hòa.
Tối 27/9, tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, tổ chức Chương trình Trung thu với chủ đề “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.
Tối 27/9, tại khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ), Văn phòng Đại diện Báo Công Thương miền Trung phối hợp với Công đoàn Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu” trao quà cho các cháu thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu.
Chiều 26/9, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam phối hợp Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Tỉnh đoàn Hà Nam tổ chức Chương trình vui Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Chiều 26/9, nhân dịp Tết Trung thu năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước.
Trong không khí vui tươi, rộn ràng lan tỏa khắp phố phường những ngày cận kề Tết Trung thu, ngày 26/9, Chi đoàn Khối Biên tập (Đoàn Thanh niên Báo Nhân Dân) phối hợp Chi đoàn Ban Kiểm tra và Giám sát tuân thủ (Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức chương trình thiện nguyện “Trung thu cho em” tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.
Ngày 26/9, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp các ngành và chính quyền địa phương tổ chức vui Hội trăng rằm, trao quà cho các cháu thiếu nhi tại xã đảo Tam Hiệp (huyện Bình Đại).
Cứ độ 2 tháng trước ngày rằm tháng 8, người dân tỉnh Tuyên Quang lại "rục rịch" bảo nhau bắt tay vào làm đèn Trung Thu. Tổ nào xong trước thì rước trước, tổ nào xong sau thì vui sau. Rồi cứ nối nhau mà vui như vậy cho đến hết ngày rằm.
Mùa Trung thu năm nay, niềm vui của các em nhỏ được nhân lên khi nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của Tết Trung thu cho cộng đồng, từ những đồ chơi, mâm cỗ cho đến những trò chơi dân gian xưa. Những hoạt động này còn khiến người lớn được sống lại ký ức tuổi thơ.
Tối 23/9, tại thành phố Tuyên Quang, diễn ra Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 với chủ đề "Lung linh sắc màu đêm hội Thành Tuyên", do tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nhiều địa phương trong và ngoài nước tổ chức. Chương trình thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng vạn người dân tỉnh Tuyên Quang và du khách cả nước đến với thành phố Tuyên Quang.
Với những câu chuyện đồng thoại thú vị về Trung thu, cùng những nhân vật quen thuộc như chú Cuội, chị Hằng, hay chú lùn “lạc bước” vào không khí Trung thu truyền thống của Việt Nam, bộ sách “Một miếng trăng ngon” của Crabit Kidbooks đem đến những giây phút vui vẻ, sảng khoái cho cả trẻ nhỏ và phụ huynh.
Đã có những khoảng thời gian, các loại đèn nhấp nháy xanh đỏ rẻ tiền nhập lậu thống trị thị trường đồ chơi trung thu dành cho trẻ em. Nhưng giờ, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đã tìm tòi, phục chế những mẫu đèn truyền thống cổ xưa. Trong đó có những mẫu đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ như: đèn cá chép, đèn long ngư, đèn con cua… Mẫu đèn xưa được thêm những chi tiết mới trở nên tinh tế hơn.
Trải qua sự biến thiên của dòng chảy lịch sử, Tết Trung thu đã có những biến đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội của từng giai đoạn. Cho đến nay, ít nhất, những điều cơ bản nhất của Trung thu vẫn tồn tại và được lưu giữ.
Chỉ còn một ngày nữa là đến Rằm Trung thu, hàng nghìn người đã đổ về phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đón Trung thu sớm từ tối 9/9 (tức ngày 14/8 âm lịch).
Vào những ngày cận Tết Trung thu, tại nhiều điểm bán bánh Trung thu cổ truyền, người dân xếp hàng dài đợi mua bánh, trái ngược với cảnh vắng khách tại các gian hàng bán bánh Trung thu hiện đại.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, tại thôn Cao Hạ, xã Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội), không khí đón Trung thu dường như đã đến sớm hơn những nơi khác. Vài ngày trước khi Rằm Trung thu bắt đầu, đội lân sư rồng của Đoàn Thanh niên thôn Cao Hạ cùng nhau biểu diễn những tiết mục múa lân, thổi lửa vô cùng độc đáo khiến cả xóm làng "rôm rả" từ người già đến trẻ nhỏ ai ai cũng háo hức đi vui Trung thu.
Diễn ra tại đỉnh Núi Bà Đen (Tây Ninh) dịp Trung thu, trong ba ngày từ 9-11/9 (14-16/8 âm lịch), hội trăng rằm Vân Sơn do khu du lịch Sun World Ba Den Mountain tổ chức hứa hẹn mang tới cho người dân và du khách một mùa trăng Rằm rộn ràng với nhiều trải nghiệm đặc biệt hấp dẫn.
Đến hẹn lại lên, từ hơn chục năm nay, cứ vào mỗi dịp Tết Trung thu, người dân Thành phố Tuyên Quang lại dành cho trẻ em nơi đây những đêm hội rước đèn vô cùng đặc biệt. Những mô hình đèn khổng lồ với đủ loại hình các nhân vật gắn liền tuổi thơ và văn hóa dân gian, lịch sử… được chế tác công phu, lộng lẫy. Những cỗ xe chở các em nhỏ hò reo náo nhiệt khắp phố phường… tạo nên nét văn hóa hết sức độc đáo và ý nghĩa.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều không gian để khách tham quan, nhất là các em nhỏ được tìm hiểu, trải nghiệm các đồ chơi, trò chơi Trung thu trong khu phố cổ.
Nhằm tạo sân chơi đậm chất văn hóa truyền thống cho người dân Thủ đô, nhất là cho các em nhỏ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội vừa khai mạc chương trình Vui Tết Trung thu với chủ đề: “Đèn thu lung linh”, tại di tích Hoàng thành Thăng Long (phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội).
Những ngày này, không khí Tết Trung thu đã lan tỏa khắp các phố phường Hà Nội. Những trò chơi dân gian, đồ chơi, mâm cỗ Trung thu chuẩn “chất xưa” có vẻ đang và sẽ chiếm thế áp đảo. Điều đó cho thấy sức sống của văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại.
Tối 28/8, tại điểm trường bản Pá Hạ, Trường Tiểu học 2, xã Thạch Ngàn, huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An), Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An phối hợp chính quyền và ngành giáo dục địa phương tổ chức “Ngày hội đến trường và Trung thu cho em” cho các em thiếu nhi, học sinh trên địa bàn.
Dù còn nhiều ngày nữa mới đến Trung thu, nhưng đường phố Tuyên Quang những ngày này đã rộn ràng bởi đám rước đèn khổng lồ của các em nhỏ và người dân nơi đây.