Những đột phá về AI đặt ra khó khăn rất lớn cho những tổ chức, thực thể vốn đang phải chật vật ứng phó với những mối đe dọa ngày càng gia tăng do thông tin giả mạo và những tính toán sai lầm gây ra.
Kể từ khi bùng lên vào cuối năm ngoái, cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) lan ra khắp mọi ngõ ngách, trở thành câu chuyện cửa miệng của tất thảy mọi người, từ những lãnh đạo cấp cao cho đến người bình dân. AI trở nên đơn giản tới mức ai cũng có thể thử ra lệnh cho nó viết lách hay vẽ tranh, ở cấp độ cao hơn thì AI được ứng dụng trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, giúp các kỹ sư lập trình, xử lý nhanh chóng những tác vụ mà mới cách đây không lâu còn khiến con người phải trầy trật, tốn kém thời gian và nguồn lực.
Hội nghị cấp cao về an toàn trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa được tổ chức tại Công viên Bletchley của Anh. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo từ gần 30 quốc gia, người đứng đầu các tổ chức khu vực và quốc tế, giám đốc điều hành các tập đoàn công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực AI đã thảo luận về tiềm năng cũng như thách thức của công nghệ này.
Ngày 26/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã thành lập ban cố vấn phụ trách khuyến nghị trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), một công nghệ có "tiềm năng tạo thay đổi đột phá" nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro tiềm tàng.
Theo OECD, sự phát triển nhanh chóng của AI đã làm dấy lên những quan ngại rằng công nghệ AI có thể thay thế nhiều thành phần trong lực lượng lao động thông qua những quy trình tự động hóa.
Vạch ra những giới hạn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và phương thức phát huy sức mạnh của công nghệ này để phục vụ nhân loại là nội dung trọng tâm mà Hội nghị quốc tế về AI vừa diễn ra ở Geneva, Thụy Sĩ tập trung bàn thảo. Được ví như "con dao hai lưỡi", AI có thể gây ra những hệ lụy khôn lường cho con người và xã hội nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cách thức hoạt động của nhiều lĩnh vực từ hành chính công, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cho đến các lĩnh vực sáng tạo. Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng: Những hồi chuông cảnh báo về AI đang được gióng lên và giờ là lúc cần nghiêm túc xem xét những cảnh báo đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ sự lo ngại về cách thức AI được sử dụng để tiếp cận thông tin y tế, khi đây được xem là một công cụ hỗ trợ để ra kết quả và cải thiện chẩn đoán.
Với tiềm năng phát triển to lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ví như thỏi nam châm thu hút đầu tư mạnh mẽ, không chỉ từ các doanh nghiệp mà nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng, các nước cũng nhanh chóng thiết lập “rào chắn an toàn” nhằm kiểm soát những nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ tiên tiến này.
Không chỉ góp phần tạo ra “cơn mưa” tin giả, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nội dung báo chí còn đặt ra những vấn đề khác về đạo đức nghề nghiệp.
Thời gian qua, xuất hiện một loại tội phạm mới lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất tinh vi bằng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, gây hoang mang dư luận. Công nghệ Deepfake AI tạo ra các sản phẩm âm thanh, hình ảnh và video làm giả người quen của người bị hại ngoài đời thực, với độ chính xác rất cao.
Được coi là thế hệ AI, là 'người thụ hưởng' chính từ những cơ hội do AI mang lại, nhưng trẻ em cũng đối mặt với nhiều nhất các nguy cơ từ công nghệ này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng chứng minh là một xu hướng không thể đảo ngược của thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều cảnh báo được đưa ra về các mối nguy hiểm đến từ AI nói riêng và công nghệ cao nói chung, trong đó có sự gia tăng về số lượng, mức độ tinh vi của các hành vi phạm tội trên không gian mạng.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Diễn đàn Kinh tế thế giới cảnh báo những nguy cơ đối với trẻ em liên quan AI, trong đó có quyền riêng tư, vấn đề an toàn, các tác động đối với tâm lý và hành vi.
Ngày 21/3, tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft, đã công bố một văn bản dài 7 trang với tiêu đề "Thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI) đã bắt đầu", trong đó phác thảo quan điểm của ông về tương lai của AI.
OpenAI, công ty phát triển công cụ trò chuyện ChatGPT đang được quan tâm hiện nay và nhiều doanh nghiệp sở hữu hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khác đã công bố kế hoạch mở rộng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Sức tăng trưởng “nóng” của AI đang khiến giới chức quản lý phải gấp rút đẩy mạnh xây dựng chính sách kiểm soát “cuộc cách mạng” này.
Khái niệm “Trí tuệ nhân tạo” (AI) xuất hiện lần đầu tiên vào mùa hè năm 1956 khi được nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy đưa ra tại Hội nghị Dartmouth để mô tả ngành khoa học kỹ thuật tạo ra máy móc thông minh có thể bắt chước hành vi của con người.
Không thể phủ nhận rằng các công cụ chatbot AI như ChatGPT đang thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc. Kể từ khi ứng dụng xử lý ngôn ngữ này ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, các cuộc khảo sát cho thấy gần một nửa số công ty Mỹ đã chọn sử dụng ChatGPT và 93% trong số các công ty này đang tìm cách ứng dụng rộng rãi hơn nữa công cụ này vào hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một ngành khoa học máy tính đề cập đến quá trình tái tạo trí thông minh của con người trong máy móc. Nó bao gồm một loạt các kỹ thuật và công cụ khác nhau, nhiều kỹ thuật đã được phát triển và đưa vào thực tế, có tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề “hot” tại các diễn đàn công nghệ trong thời gian qua, nhất là sau màn ra mắt bùng nổ của ChatGPT - ứng dụng chatbot tích hợp AI của công ty OpenAI hồi cuối tháng 11 năm ngoái.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên phổ biến trong đời sống hằng ngày, với những đột phá trong hàng loạt lĩnh vực như công nghệ thông tin, luật, ngân hàng, y học, sinh học, nông nghiệp… Tuy nhiên, đi cùng cơ hội là ngày càng xuất hiện nhiều cảnh báo về những rủi ro mà AI có thể gây ra liên quan các nguồn dữ liệu thiếu chính xác, vi phạm quyền riêng tư.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề “nóng” được nhắc đến nhiều nhất thời gian qua sau màn ra mắt “bùng nổ” của ChatGPT - ứng dụng chatbot AI gây ấn tượng với khả năng trả lời câu hỏi, làm thơ hay viết luận. Tuy nhiên, năng lực của nó cũng khiến nhiều người băn khoăn: Liệu AI sẽ ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của họ như thế nào?
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển công nghệ robot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể loại bỏ và phân loại các loại nhựa trong dòng rác thải, nhờ đó hoàn thiện quy trình tái chế trở nên tự động và ứng dụng rộng rãi hơn.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu tham luận của TS Lê Thị Hằng (Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi tới Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đồng tổ chức tại Hà Nội sáng 11/6.
Mới đây, báo cáo tháng 12 của MB Bank tổng hợp các nghiên cứu về những vấn đề ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) trong lĩnh vực tài chính, cho thấy AI không còn quá xa lạ trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, các dịch vụ tài chính cũng có thể bị ảnh hưởng bởi AI, khi xuất hiện sự không công bằng trong khả năng tiếp cận tín dụng của một số cá nhân, hoặc xuất hiện lời khuyên tài chính không minh bạch...
NDĐT - Vào năm 2010, trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng hơn là trong cuộc sống hàng ngày của con người. Và lúc đó, con người chưa hề nghĩ rằng công nghệ AI sẽ có mặt trong tương lai gần.
Các tập đoàn công nghệ ở Mỹ như Amazon, Microsoft và Intel là những yếu tố đang đẩy thế giới vào một cuộc chạy đua nguy hiểm với việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là chế tạo các cỗ máy chiến tranh thông minh.
NDĐT - Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) đang bắt đầu tạo ra những thành tựu nhất định. Các tổ chức có thể hy vọng trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra khoảng 6,2 tỷ giờ năng suất lao động trên toàn cầu và 2,9 nghìn tỷ USD giá trị cho doanh nghiệp vào năm 2021.
NDĐT - Những đổi mới mà trí tuệ nhân tạo mang đến cho ngành công nghiệp, doanh nghiệp, người tiêu dùng... là thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chung quanh trí tuệ nhân tạo còn có không ít sự thổi phồng về tương lai của lĩnh vực khoa học máy tính này, cũng như cách con người sẽ thích nghi và dần quen với việc chung sống với nó.