Trong xã hội hiện đại, nhận thức về người khuyết tật đã và đang trải qua những thay đổi quan trọng. Những rào cản xã hội, văn hóa và thể chất mà họ phải đối mặt không còn được xem là một phần không thể thay đổi của cuộc sống. Thay vào đó, xã hội bắt đầu nhìn nhận khuyết tật như một vấn đề cần giải quyết thông qua sự cải cách về môi trường, chính sách và thái độ cộng đồng.
Chiều 2/12, tại Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024). Thời gian qua, Cuộc thi ghi nhận gần 1.000 thí sinh từ các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thủ đô tham gia tranh tài.
Trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm Ngày quốc tế Người khuyết tật diễn ra sáng 2/12 tại Hà Nội, đại diện Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam cho biết: Hội sẽ phối hợp các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của nước ta để đào tạo, nghiên cứu và triển khai các dự án ứng dụng AI để hỗ trợ cho thanh niên khuyết tật.
Theo đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần có các quy định làm rõ trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số để tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Thủ tướng Starmer nhấn mạnh đây là một "thời khắc quan trọng" giúp sinh viên, trong đó nhiều em đang sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhìn thấy vai trò của mình trong tương lai AI.
Ngày 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra tại thành phố Hải Phòng. Đội thi YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất của Cuộc thi với công nghệ lên men sinh khối.
Trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
Giáo sư Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền móng cho sự phát triển của AI khẳng định, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người.
Sinh viên yêu lập trình đã quy tụ tại cuộc thi Hackathon AI tạo sinh và An toàn thông tin do Đại học RMIT tổ chức với mục đích tiếp cận và giải quyết những thách thức công nghệ mới nhất hiện đã xuất hiện trên toàn cầu.
Tối 17/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, chung kết cuộc thi AI Hackathon 2024, với chủ đề “Bảo vệ hành tinh xanh” đã khép lại với những màn trình bày sáng tạo và những màn thi đấu đầy cảm xúc từ các đội thi tài năng. Cuộc thi do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp KDI Education tổ chức.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng của quá trình chẩn đoán, đặc biệt là trong lĩnh vực hình ảnh X-quang.
Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 không chỉ là sân chơi cho học sinh thể hiện tài năng và đam mê, còn là cầu nối giúp các em tiếp cận những xu hướng công nghệ mới, phát triển các kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21 như tư duy phản biện, sáng tạo, giao tiếp và làm việc nhóm.
Theo Giáo sư Sebastian Seung thuộc Đại học Princeton (Mỹ), nếu không có trí tuệ nhân tạo (AI), thế giới sẽ phải mất 50.000 năm để giải mã bộ não người.
Bước sang năm thứ 5 triển khai, Ngày hội Sáng tạo-Công nghệ được tích hợp hàng loạt nội dung hấp dẫn đối với các bạn trẻ như: không gian trải nghiệm STEM/STEAM, công nghệ vũ trụ, thiên văn học; cuộc thi sáng tạo robotics; thi lập trình AI với chủ đề "Trường học hạnh phúc”; thi rung chuông vàng chủ đề “AI phục vụ cuộc sống”.
Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho ngành công nghiệp chip 3.900 tỷ yen (hơn 25,5 tỷ USD) trong 3 năm qua, và dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư thêm hơn 13 tỷ USD nữa vào lĩnh vực chip và trí tuệ nhân tạo (AI).
“Công nghệ số tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với văn chương” là chủ đề đáng chú ý thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và bạn đọc qua tọa đàm do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phối hợp Công ty cổ phần sách điện tử Waka tổ chức. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, hoạt động sáng tác và lan tỏa tác phẩm đang gặp nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt không ít thách thức.
Theo doanh nghiệp công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) OpenAI, với việc tích hợp tìm kiếm trên web, ChatGPT đang cạnh tranh với các đối thủ như Microsoft Copilot và Google Gemini.
Ngày 29/10, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 với chủ đề “Định hình tương lai số cho ngành ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững”.
Phát triển nguồn nhân lực và phát triển thương hiệu “Make in Vietnam” cho lĩnh vực blockchain là 2 nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong Chiến lược quốc gia về blockchain của Chính phủ mà nền tảng học trực tuyến MasterTeck đang tiên phong triển khai.
Năm trường học tại Hà Nội bắt đầu thí điểm thực hiện mô hình giáo dục thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học. Sau thí điểm, mô hình này có thể được nhân rộng tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Theo chuyên gia, các doanh nghiệp không chỉ ứng dụng AI giải quyết các công việc mang tính tự động hóa, mà cần phát huy tiềm năng thúc đẩy giới hạn sáng tạo cho nhân tài của công cụ này. Sự hợp tác giữa AI và con người không chỉ là xu hướng, mà sẽ là yếu tố sống còn, định hình tương lai của doanh nghiệp.
Việc phát triển, cung cấp, triển khai và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phải bảo đảm minh bạch, khả năng giải thích được, trách nhiệm giải trình, khả năng kiểm soát thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo; không thay thế, không vượt qua tầm kiểm soát của con người.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để dự đoán tình trạng lũ lụt sẽ ảnh hưởng tới các cộng đồng tại Mỹ như thế nào trong 75 năm tới, nếu tình trạng nóng lên toàn cầu vẫn tiếp diễn.
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 30/9, công ty Google thuộc Tập đoàn Alphabet Inc cho biết sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Thái Lan để xây dựng một trung tâm dữ liệu và đám mây nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hỗ trợ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Đông Nam Á.
Những năm gần đây, các nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Các dự án này tập trung tại các trường đại học, viện nghiên cứu và công ty công nghệ hàng đầu. Các doanh nghiệp công nghệ khác cũng đã có nhiều sản phẩm "may đo", giải quyết các nhu cầu riêng của nhiều doanh nghiệp.
Cùng với các cơ hội, những rủi ro đáng kể do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra đối với lĩnh vực văn hóa đã được nhấn mạnh tại Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách văn hóa của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), kết thúc ngày 21/9 tại thành phố Naples (Italy).
Trong số các khuyến nghị có việc thành lập một ủy ban cung cấp kiến thức khoa học khách quan, tin cậy về AI; xây dựng một mạng lưới phát triển năng lực AI toàn cầu; và hình thành một khuôn khổ dữ liệu AI toàn cầu để bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm.
Nhu cầu kính thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR/AR) dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2025, với mức tăng trưởng lên tới 41,4%, nhờ sự ra đời của các thiết bị có giá cả phải chăng hơn và việc tích hợp các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI).