Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt hơn nữa chính sách, pháp luật đối với người có công

Sáng 23/7, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Chính phủ.
Quang cảnh Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024.

Luôn quan tâm, chăm lo người có công và thân nhân với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao cả

Sáng 23/7, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.
Ông Trần Đức Thi cùng thành viên Đội K51 đào tìm mộ em trai Liệt sĩ Trần Huy Luận.

Tiếp tục hành trình tri ân vì những món “nợ” ân tình

Hành trình thầm lặng của Đội K51 gian nan, vất vả kể cả hiểm nguy đến tính mạng được đền bù là những lần tìm được hài cốt các liệt sĩ đưa về với quê hương, đất nước. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của cán bộ, chiến sĩ toàn đội… Nhưng vẫn còn rất nhiều hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập là nỗi đau canh cánh, là món “nợ” ân tình mà anh em cán bộ, chiến sĩ toàn Đội K51 luôn trăn trở.
Bác sĩ Đội K51 khám bệnh cho người dân tỉnh Mondulkiri.

Phần thưởng cho sự tận tụy và tinh thần trách nhiệm

Sự cống hiến thầm lặng của tập thể, cá nhân Đội K51 đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, như: Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba của Chủ tịch nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2013-2020; Bằng khen của Bộ trưởng Quốc phòng vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ 2 năm liền (2013-2014)...
Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) tìm hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Campuchia.

Hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng mất mát, hy sinh vẫn còn hiện hữu trong nhiều gia đình người Việt Nam, khi gần 1,2 triệu liệt sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Nỗi đau vẫn còn đó, khi nhiều hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, chưa được quy tập về đất mẹ, về các nghĩa trang, vẫn đang nằm lại giữa núi rừng mênh mông, trùng điệp ở trong nước, cũng như trên đất bạn Lào, Campuchia.
Nối nhịp cầu hòa bình

Nối nhịp cầu hòa bình

Nhiều năm qua, bằng sự kết nối của một số cựu chiến binh và tình nguyện viên, nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam đồng hành cùng nhau trong hành trình tìm kiếm hài cốt đồng đội. Những nỗ lực cá nhân đó đã mang lại hiệu quả trong công cuộc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và người Mỹ mất tích sau chiến tranh. Họ còn bắc những nhịp cầu nối tình hữu nghị giữa hai quốc gia, dân tộc, khép lại quá khứ đau thương, cùng nhau hướng về một tương lai tốt đẹp hơn.
Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc - Xót lòng những ngôi mộ vô danh

Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc - Xót lòng những ngôi mộ vô danh

Gần 20 năm qua, hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia đã được các đội quy tập tìm kiếm và đưa về với đất mẹ, sau mấy chục năm nằm lại xứ người. Tại tỉnh An Giang, hầu hết các anh đều được chôn cất tại nghĩa trang Dốc Bà Đắc thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Nhưng xót xa thay, phân nửa trong số này đều mang trên mình những tấm bia vô danh.
Đồng chí Đỗ Thanh Bình (phải) thực hiện nghi thức an táng hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Vương quốc Campuchia, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, ngày 25/7.

Kiên Giang an táng 20 hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Vương quốc Campuchia

Sáng 25/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ truy điệu, an táng 20 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Vương quốc Campuchia đã tìm kiếm, quy tập được trong mùa khô 2021-2022. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình dự lễ.
Thắp hương cho những hài cốt liệt sĩ đã quy tập.

Sáng đẹp hình ảnh Bộ đội Việt Nam trên đất bạn

Để khắc phục khó khăn trong quá trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Campuchia, Đội K51 đã luôn chú trọng công tác vận động quần chúng, giúp nhân dân nước bạn trong sản xuất đời sống… thể hiện hình ảnh đẹp của Bộ đội Việt Nam. Qua đó tiếp tục củng cố, phát triển tình hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc.
Với những người làm nhiệm vụ đặc biệt trên đất bạn Campuchia, tìm thấy đồng đội là khoảnh khắc đáng quý nhất. (Nguồn: Đội K93)

Vào vùng đất lửa giữa thời bình: Cuộc chạy đua khốc liệt với thời gian

Một buổi sáng tháng 7, khi chúng tôi vượt 90km từ thành phố Long Xuyên lên tới huyện biên giới Tịnh Biên – nơi đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đóng quân thì đã thấy căn phòng bên hông trái của doanh trại được bài trí rất trang trọng. Phía trong, dãy quách sơn cờ Tổ quốc được đặt xếp hàng ngay ngắn như tiểu đội lúc duyệt binh. Sát bên cạnh, bàn thờ cũng đã ngan ngát nhang bay…
Cựu chiến binh Mỹ John Cimino trao lại chiếc ví kỷ vật của liệt sĩ Hoàng Quang Lợi cho Ban liên lạc tìm đồng đội Trung đoàn 209. (Ảnh: TRƯƠNG ĐỨC BÌNH)

Tình người không biên giới

Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ nhưng nỗi đau vẫn dai dẳng như vết thương khó lành. Nhưng tình cảm con người, nhất là của những người từng trải qua cuộc chiến, từng cận kề cái chết làm cho những người từng là cựu thù xích lại gần nhau.
Người lính già hơn 20 năm tìm… đồng đội trên đất bạn Campuchia

Người lính già hơn 20 năm tìm… đồng đội trên đất bạn Campuchia

Từng là người lính cầm súng bảo vệ biên giới Tây Nam, chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, Đại tá Huỳnh Trí, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang đã dành 20 năm sau khi nghỉ hưu để đi tìm… đồng đội. Nỗ lực của ông Hai “tìm mộ”– như cách bạn bè vẫn gọi đã góp phần quy tập được hơn 2.000 bộ hài cốt liệt sĩ, trong đó 275 hài cốt liệt sĩ có tên.
Đội K51 trên đường tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở đất bạn.

Dấu chân Đội K51

Hơn 20 năm qua, cứ hết mùa mưa bão bước sang mùa khô, Đội K51 (Đội quy tập hài cốt liệt sĩ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk) lại lặng lẽ lên đường sang tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người lính phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách mới ở nơi chiến trường xưa.
Bà Thân Thị Vân xúc động bên hài cốt đồng đội trong lễ truy điệu tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Nỗ lực tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Một buổi sáng giữa tháng 3/2022, trong lúc gia đình ông Dương Văn Tẩu cho máy múc nạo vét ao để nuôi tôm ở khu Gò Cát, ấp Bàu Bông, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phát hiện hai bộ hài cốt được bọc trong túi vải dù bộ đội, có cả tăng, võng, nghi là hài cốt liệt sĩ. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng đã xuống hiện trường và xác định đây là hai hài cốt liệt sĩ. Những ngày sau đó, tỉnh Đồng Nai đã huy động nhiều lực lượng, phương tiện mở rộng khu vực tìm kiếm ra chung quanh.
Mỗi năm đều có những cựu chiến binh tìm về thắp nén hương tưởng nhớ đồng đội đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Vị Xuyên. Ảnh: Nguồn UBND huyện Vị Xuyên

Khắc khoải Vị Xuyên…

Đã có rất nhiều người lựa chọn điểm đến-Vị Xuyên (Hà Giang) cho dịp nghỉ lễ vừa qua. Chờ đợi hơn hai năm dịch bệnh, cũng đến ngày, người được trở lại thăm chiến trường xưa và người lần đầu được đến với miền địa đầu Tổ quốc, nơi trong từng tấc đất thấm đẫm máu xương những người con đất Việt.