Minh họa: Bá Kiên

Hà Nội đêm

Hà Nội đêm đẹp như một bài thơ tự do phóng khoáng phi niêm luật với cái tứ lạ lẫm như không thể lẫn vào đâu. Hun hút phố, cộ xe lẩn khuất trong những bãi đỗ vàng vọt ánh đèn. Chỉ có mưu sinh mới lặn lội trên xe lôi, xe đẩy và cả cánh taxi vội vã lướt vào đêm… rất êm!

Chùa Phổ Phước, nơi đặt trụ sở Phật giáo Việt tông.

Những ngôi chùa Việt ở Bangkok

Thủ đô Bangkok có bảy ngôi chùa trong tổng số 21 ngôi chùa Việt Nam trên toàn lãnh thổ Thái-lan. Những ngôi chùa Việt cổ kính có tuổi đời hàng trăm năm tọa lạc trên các con phố sầm uất của Bangkok, nhìn giản dị mà vững chãi, trầm mặc mà kiêu hãnh như cốt cách con người Việt.

Muôn năm không chịu cũ

Muôn năm không chịu cũ

“Ngàn năm áo mũ” của Trần Quang Đức (bên trái)sau ba năm bán được vạn bản, một con số “khó hiểu” với một đầu sách nghiên cứu lịch sử. Gã bạn lâu năm của Đức, Nguyễn Hữu Sử (bên phải), cũng chuẩn bị ra cuốn “Lịch sử thư pháp”, không rõ sẽ bán được bao nhiêu bản. Bằng hữu của mấy gã gàn dở mở miệng là chữ nghĩa ấy, hóa ra nhiều người viết sách, dịch sách, chỉ để “Làm việc mà mình tin”.

Minh họa: Vũ Đình Tuấn

Đàn gà ăn Tết

Đàn gà này phải “chắt chiu” từ những “tháng ba ngày tám”. Ấy là lúc mới Tết xong, cái mồm quen ăn ngon với những bánh chưng, giò, chả trệu trạo trở lại nhịp sống bình thường chỉ có canh nấu tóp mỡ và cơm trắng. Những quả trứng đẹp nhất, “có sống”, tức là được bà soi rất kỹ theo kinh nghiệm riêng mà chỉ bà mới biết, kết luận là có trống, được mang ra để con gà mái duy nhất “có thâm niên” ấp và gây đàn. Thương cháu, nhiều lúc bị chúng vật nài, muốn gật đầu quách cho rồi nhưng ăn thì hết, trong khi gây đàn thì còn được bao nhiêu con gà nay mai. Lúc ấy các cháu nào biết bà dằn vặt thế nào. Chỉ biết, trời cuối

Một tiết học của học sinh Trường tiểu học Phục Lễ (Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Về nơi nói“chuẩn nhất nước”!

Dường như một điểm chung nhất có sức sống xuyên thời gian, bao trùm và ôm ấp, hội tụ tất cả chúng ta, gạt qua mọi sự khác biệt giữa những con người sinh ra hoặc có nguồn gốc trên quê hương Việt Nam, đó là “tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi” (“Tình ca” - Phạm Duy).

Tò he - món đồ chơi dân gian độc đáo thu hút trẻ đô thị.

Làng phố Phố làng

Tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán dân tộc đằm lại trong nét làng, chất làng, phong vị làng quê… và cả con người nông thôn. Những vẻ đẹp ấy lại biến chuyển, hòa nhập vào nhịp đập sôi nổi của phố xá. Từ đó mà góp vào, dựng nên vẻ đẹp nhân văn, nghĩa tình, gắn kết của không gian và con người nơi đô thị.

Nhiều gia đình trong thành thị đã trở lại với thói quen tự làm bánh chưng đón Tết.

Tình quê ấm phố

Đô thị phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ trong mình những giá trị truyền thống từ làng xã đã tồn tại cả nghìn năm nay. Và trong những công dân đô thị, những quan niệm truyền thống vẫn còn hiện hữu.

Nhà quản lý cần am hiểu văn hóa

Quá trình hòa nhập làng vào không gian đô thị luôn cần được quan tâm nghiên cứu, nhất là khi đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. PGS, TS Ngô Văn Giá - Trưởng khoa Viết văn - Báo chí - Trường đại học (ĐH) Văn hóa Hà Nội chia sẻ với Báo Thời Nay.

back to top