Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long

NDO - Từ đầu mùa khô đến nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có lượng mưa thấp cộng với xâm nhập mặn tăng cao, hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho người dân. Mặc dù có sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương nhưng hiện nay hạn hán, xâm nhập mặn khiến hàng chục nghìn hộ dân đang bị thiếu nước sinh hoạt.
0:00 / 0:00
0:00
Người dân xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đến lấy nước miễn phí từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân. (Ảnh: Nguyễn Sự)
Người dân xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đến lấy nước miễn phí từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân. (Ảnh: Nguyễn Sự)

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ đầu mùa khô đến ngày 6/4, tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 đến 30%, đáng chú ý nhiều nơi cả tháng không có mưa như tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang và Bạc Liêu.

Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước các bộ, ngành, địa phương địa phương đã xác định rõ những diện tích sản xuất nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng. Từ đó làm cơ sở để thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó, đặc biệt việc tổ chức xuống giống sớm và vận hành công trình thủy lợi lấy nước, trữ nước hiệu quả.

Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh

Dự báo, đến hết mùa khô tổng lượng mưa tại Nam Bộ phổ biến thiếu hụt từ 10 đến 30% so với trung bình nhiều năm trong tháng 4 và tháng 5; từ tháng 6 đến tháng 8 ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh cho biết: “Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn thiếu nước các bộ, ngành, địa phương địa phương đã xác định rõ những diện tích sản xuất nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng. Từ đó làm cơ sở để thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó, đặc biệt việc tổ chức xuống giống sớm và vận hành công trình thủy lợi lấy nước, trữ nước hiệu quả”.

Cùng với đó, các địa phương đã xây dựng kế hoạch phòng, chống cũng như chủ động các giải pháp ứng phó cho nên thiệt hại ở mức rất thấp so với tác động của hạn hán, xâm nhập mặn. Toàn bộ diện tích lúa có nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở các địa phương ven biển được đẩy sớm thời vụ gieo trồng từ tháng 10 và tháng 11, kết thúc trong tháng 12/2023. Mặt khác, nhân dân cũng chủ động tích trữ nước bảo đảm cấp cho những diện tích cây ăn quả nên cơ bản được bảo vệ an toàn.

Cống âu Nguyễn Tấn Thành đưa vào vận hành và khai thác sớm góp phần hỗ trợ ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho vùng diện tích khoảng 12.580 ha và tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ khoảng 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang.

Hơn nữa, các địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho những hộ dân vùng bị ảnh hưởng như: Hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ trữ nước; thiết lập các điểm cấp nước công cộng; tổ chức cấp nước luân phiên, đấu nối hòa mạng giữa các trạm cấp nước, mở rộng tuyến ống; khoan bổ sung giếng khai thác hoặc sử dụng các giếng sẵn có nhưng tạm chưa khai thác; sử dụng thiết bị lọc mặn, quan trắc độ mặn để vận hành công trình hợp lý.

Do nguồn nước thiếu hụt, xâm nhập mặn tăng cao cho nên ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có 73.900 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang...

Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh

Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng cống âu Nguyễn Tấn Thành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công 3 tháng, đưa vào vận hành và khai thác sớm góp phần hỗ trợ ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho vùng diện tích khoảng 12.580 ha và tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ khoảng 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh: “Do nguồn nước thiếu hụt, xâm nhập mặn tăng cao cho nên ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có 73.900 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang...”.

Các khu vực dân cư bị thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước dưới đất bị suy giảm, không đủ khả năng cấp theo yêu cầu như khu vực vùng hạ Cần Đước, Cần Giuộc (Long An); các huyện U Minh, Trần Văn Thời (Cà Mau)… Hơn nữa, nguồn nước mặt tại một số công trình cấp nước tập trung bị nhiễm mặn với độ mặn vượt ngưỡng cho phép như các công trình cấp nước ở các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang; nguồn nước ngọt không đủ cấp do hạn hán như các công trình cấp nước tại các xã Long Cang, Long Định huyện Cần Đước tỉnh Long An.

Bên cạnh đó là các hộ dân sống phân tán ở những khu vực chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và chưa được cấp nước từ công trình cấp tập trung và thiếu dụng cụ trữ đủ nước ngọt để sử dụng trong thời kỳ bị thiếu nước, xâm nhập mặn.

Dự báo, ở vùng các cửa sông Cửu Long từ nay đến cuối tháng 4 còn một đợt xâm nhập mặn cao dự kiến xuất hiện vào các ngày 23 đến 27/4; ở vùng hai sông Vàm Cỏ thời gian các đợt xâm nhập mặn cao vào các ngày 23 đến 27/4 và từ ngày 6 đến 10/5.

Cũng theo thống kê của Cục Thủy lợi, đến ngày 6/4 lúa đông xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 1.304.301ha/1.488.182ha xuống giống, đạt 87,6%. Diện tích chưa thu hoạch còn khoảng 183.881ha, trong đó khoảng 300ha lúa ở các địa phương như: Sóc Trăng, Bến Tre có nguy cơ giảm năng suất. Ngoài ra, đã có 43ha lúa tại tỉnh Sóc Trăng bị mất trắng, đây là những diện tích người dân xuống giống tự phát, không theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.

Dự báo, ở vùng các cửa sông Cửu Long từ nay đến cuối tháng 4 còn một đợt xâm nhập mặn cao dự kiến xuất hiện vào các ngày 23 đến 27/4; ở vùng hai sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn tiếp tục tăng, ranh mặn 4g/l vào sâu từ 85 đến 90km trên sông Vàm Cỏ và có khả năng đạt đỉnh cao nhất trong tháng 4 và tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 5. Thời gian các đợt xâm nhập mặn cao vào các ngày 23 đến 27/4 và từ ngày 6 đến 10/5.

Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về sản xuất cũng như bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn Cục Thủy lợi cho rằng thời gian tới các địa phương và nhân dân cần tiếp tục thực hiện việc dự báo chuyên ngành về nguồn nước, xâm nhập mặn và xây dựng kế hoạch sử dụng nước làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp.

Tăng cường khuyến cáo người dân không xuống giống lúa ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn; chỉ tổ chức xuống giống khi có mưa trên diện rộng hoặc vùng được công trình thủy lợi cung cấp nguồn nước ổn định; tăng cường vận hành các công trình thủy lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh. Đối với các vùng trồng cây ăn quả nhân dân cần tiếp tục trữ nước trong các ao, hồ nhằm bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp cho cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Hơn nữa, các địa phương cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân. Trước mắt ưu tiên vận chuyển, cung cấp đủ nước sinh hoạt và thiết bị trữ nước để các hộ dân vượt qua được thời kỳ hạn hán, thiếu nước.

Rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng năng lực cấp nước của các công trình cấp nước tập trung. Từ đó xác định cụ thể giải pháp cấp nước cho những khu vực chịu ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn. Đối với khu vực có thể cấp nước tập trung thì đầu tư, xây dựng mới hoặc nâng cấp, sữa chữa, mở rộng công trình hiện có. Các khu vực dân cư phân tán, tổ chức hỗ trợ thiết bị trữ nước sinh hoạt với dung tích phù hợp để bảo đảm đủ nước trong thời kỳ bị ảnh hưởng hạn, mặn; tuyên truyền, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện các biện pháp thu, trữ, xử lý nước an toàn ở khu vực khó khăn về nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.