Trong quá trình phát triển, Đà Nẵng đã và đang viết tiếp những câu chuyện nhân văn, sẻ chia với nhóm người yếu thế trong xã hội. Các chính sách đặc thù, nổi trội, đậm tính xã hội của thành phố trong nhiều năm qua đã tạo đòn bẩy cho giảm nghèo bền vững. Song, bối cảnh biến đổi khí hậu cũng đang đặt ra nhiều thách thức hơn cho công tác giảm nghèo.
Hơn ba năm qua, chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh thực hiện đã tiếp thêm động lực trong cuộc sống cho hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nhà hảo tâm, chương trình này ngày càng được lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng.
Sau gần ba năm thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, các cấp hội phụ nữ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã nỗ lực vận động cộng đồng, chung tay hỗ trợ, nâng đỡ, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho hàng nghìn trẻ mồ côi, góp phần lan tỏa tình yêu thương, giúp đỡ các mảnh đời kém may mắn vươn lên.
Chúng ta vẫn thường nói, không gì hạnh phúc hơn khi tổ ấm của trẻ có cả cha và mẹ. Song, trong cuộc sống không phải đứa trẻ nào cũng có được sự may mắn. Những nguyên nhân khác nhau, đã khiến cho không ít trẻ em phải chứng kiến và chịu đựng những nỗi đau to lớn. Nhiều em đã rơi vào cảnh mồ côi cha, mẹ, thậm chí không còn cả cha và mẹ khi còn rất nhỏ.
Chiều 1/6, tại đồn Biên phòng Y Tý, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp đồn Biên phòng Y Tý, cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, của huyện Bát Xát, cấp ủy, chính quyền địa phương 2 xã Y Tý và A Lù ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu”.
Đồn Biên phòng Y Tý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, vừa ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn là đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Chương trình được Đảng ủy Đồn Biên phòng Y Tý, phối hợp với xã Y Tý, xã A Lù, huyện Bát Xát và các nhà hảo tâm đến từ nhiều địa phương trong cả nước...
Nhân dịp kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2024), 31 năm Ngày truyền thống Phụ nữ Quân đội và Ban Phụ nữ Quân đội (10/3/1993-10/3/2024), ngày 5/3, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang tổ chức thăm, tặng quà nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, gia đình cán bộ sỹ quan, hội viên phụ nữ gặp khó khăn, bệnh hiểm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã huy động được gần 150 tỷ đồng, hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu cho 27.670 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có hơn 3.000 trẻ mồ côi do dịch bệnh Covid-19.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động từ tháng 10/2021 với mong muốn san sẻ tình cảm ấm áp, mang yêu thương, niềm vui đến với các em nhỏ mồ côi do Covid-19. Trong đó, chú trọng vận động, kết nối phụ nữ tại địa bàn trẻ mồ côi sinh sống nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại gia đình, quan tâm chăm sóc trẻ hằng ngày với tinh thần tự nguyện.
Trước nỗi đau mất mát của nhiều gia đình và những đứa trẻ mồ côi do cha mẹ chết vì nhiễm Covid-19, Ban Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ chung tay chăm sóc, hỗ trợ, đỡ đầu cho các em đến lúc trưởng thành…
Sau hơn một năm phát động Chương trình "Mẹ đỡ đầu -kết nối yêu thương", các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Hải Dương đã vận động các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu 1.068 trẻ em mồ côi, với tổng số tiền cam kết hơn 19 tỷ đồng, góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng và kiến tạo tương lai cho các cháu.
Thông qua Ngày hội “Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” và chương trình gặp mặt, biểu dương các “Mẹ đỡ đầu” tiêu biểu về nhận đỡ đầu, chia sẻ, hỗ trợ, nuôi dưỡng các trẻ mồ côi lần này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk mong muốn tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên phụ nữ, mẹ đỡ đầu, trẻ mồ côi, người thân của trẻ mồ côi giao lưu, học hỏi, chia sẻ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong chăm sóc trẻ mồ côi và xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, với gần 20 nghìn trẻ mồ côi được nhận hỗ trợ, đỡ đầu, là “cầu nối” để các mẹ đỡ đầu gặp gỡ và trở thành những điểm tựa đầy yêu thương, trách nhiệm cho trẻ mồ côi trên khắp mọi miền đất nước.
Sau gần hai năm triển khai, Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã huy động được hơn 115 tỷ đồng, hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu cho 19.760 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, có hơn 3.000 trẻ mồ côi do dịch Covid-19.
Ngày 8/11, tại lễ tiếp nhận 480 triệu đồng cho chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương” do Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh trao, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quảng Bình cho biết, hiện còn 1.000 cháu bé hoàn cảnh khó khăn cần “Mẹ đỡ đầu”.
Ngày 25/9, Hội Liên hiệp phụ nữ Nghệ An tổ chức Chương trình “Mẹ đỡ đầu-Kết nối yêu thương". Tại chương trình này, các nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An cùng nhiều cơ quan, đơn vị, các mạnh thường quân đã nhận đỡ đầu và tặng quà cho các em.
Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc nhận đỡ đầu, chăm sóc 10.774 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được trong chương trình “Mẹ đỡ đầu” từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022. Tổng số tiền là 41,1 tỷ đồng.
Ngày 22/6, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối vòng tay yêu thương” nhằm hỗ trợ trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây còn là hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em”, hướng đến Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
Từ một chủ trương do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát động, trong hơn nửa năm qua, thành phố Thái Bình trở thành điểm sáng của toàn tỉnh trong việc nhân rộng mô hình “Mẹ đỡ đầu” lan tỏa khắp địa bàn.
Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, cụ thể hóa chương trình “Mẹ đỡ đầu - kết nối yêu thương”, các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh Thanh Hóa đã nhận đỡ đầu các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh Thanh Hóa.
Tối 4/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình phối hợp Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình “Mẹ đỡ đầu-Kết nối yêu thương”. Đây là chương trình do Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động để kêu gọi sự chung tay của cộng đồng chăm lo cho trẻ mồ côi, trẻ đặc biệt khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 21 nghìn người, khiến hàng nghìn trẻ em trở thành trẻ mồ côi. Thiếu vắng sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý của cha mẹ, người thân, khó khăn về vật chất…, hơn lúc nào hết, các em rất cần vòng tay yêu thương, sự quan tâm đặc biệt và giải pháp toàn diện trong thời gian dài.