Những năm qua, các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở nhiều nước bị thu hẹp hoặc phải chấm dứt sứ mệnh, bất chấp bối cảnh các cuộc xung đột và tình trạng bất ổn về chính trị, kinh tế hay xã hội chưa được giải quyết dứt điểm.
Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) ngày 7/7 cảnh báo, khối này có nguy cơ tan rã và ngày càng bất ổn sau khi Burkina Faso, Mali và Niger - 3 quốc gia nằm dưới quyền lãnh đạo của các chính quyền quân sự, nêu rõ ý định rời khối thông qua việc ký một hiệp ước liên minh.
Các phần tử thánh chiến đã chặn 3 xe buýt chở dân thường, buộc các xe và hành khách phải di chuyển hướng về một khu rừng nằm giữa Bandiagara và Bankass.
Theo số liệu được các phương tiện truyền thông đưa ra, vụ sập hầm khai thác vàng này đã khiến 73 người trong tổng số hơn 200 thợ đào vàng đang làm việc tại hiện trường vào thời điểm xảy ra tai nạn.
Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) thông báo bắt đầu rút lực lượng khỏi quốc gia Tây Phi. Hoạt động này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ giữa các nhóm vũ trang ở phía bắc Mali sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng giữa các nhóm này với lực lượng của chính quyền quân sự. An ninh khu vực Tây Phi cũng đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh Pháp cũng rút quân khỏi Niger.
Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại về sự leo thang hành động quân sự ở miền bắc Mali và khó khăn đối với tiến trình rút Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA).
Chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Niger sau cuộc đảo chính tháng trước tuyên bố sẽ ủy quyền cho lực lượng vũ trang các nước láng giềng Mali và Burkina Faso can thiệp vào lãnh thổ Niger trong trường hợp nước này bị tấn công.
Cuộc tấn công xảy ra vào sáng ngày 27/7 tại làng Tiouga ở miền trung Mali khiến ít nhất 12 người chết và hai người khác bị thương, nhiều người dân đã phải sơ tán vì sợ hãi.
Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu nhất trí về một nghị quyết ngay lập tức kết thúc sứ mệnh của MINUSMA - bắt đầu vào năm 2013 nhằm ngăn chặn sự tiếp quản của các phần tử thánh chiến.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa thảo luận về tương lai của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA), trong bối cảnh nhiều nước đã hoặc đang cân nhắc rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này. Thiếu hụt quân số trong khi tình hình an ninh phức tạp khiến Liên hợp quốc rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan ở Mali.
Chuyến thăm kéo dài chưa đầy 24 giờ tới Mali là chuyến đi thứ ba của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới châu Phi kể từ tháng 7, một phần trong nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Nga tại lục địa này.
Các nguồn tin an ninh cho biết, 2 vụ tấn công được cho là do lực lượng Hồi giáo thánh chiến gây ra đã làm ít nhất 18 người thiệt mạng ở miền bắc và tây bắc Burkina Faso. Cả 2 vụ tấn công đều xảy ra hôm 19/1.
Lực lượng quân đội Anh, gồm 250 binh lính, sẽ được rút về nước sau hơn 2 năm tham gia Chiến dịch Newcombe ở Mali, trong khuôn khổ sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Phái bộ Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) thông báo 2 binh sĩ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã thiệt mạng và 4 người bị thương nặng khi chiếc xe chở họ cán phải thiết bị nổ tự chế ở miền bắc Mali ngày 17/10.
Ngày 4/9, Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) cho hay, đoàn xe của cơ quan này đã bị tấn công ở miền bắc Mali, khiến 1 binh sĩ bị thương nặng.
Ngày 30/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã gia hạn lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản áp dụng đối với các cá nhân và thực thể cản trở việc thực hiện Hiệp định Hòa bình và hòa giải ở Mali, cho đến ngày 31/8/2023.
Chính phủ Mali thông báo đã bổ nhiệm Đại tá Abdoulaye Maiga làm Thủ tướng tạm quyền của nước này, thay ông Choguel Maiga, giữa lúc truyền thông đưa tin ông Choguel Maiga đã nhập viện và cần nghỉ ngơi.
Ngày 19/8, ông Bankole Adeoye - người đứng đầu Hội đồng An ninh và hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) - đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ tiến trình chuyển đổi dân sự ở Burkina Faso, trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối mặt với các cuộc tấn công thánh chiến.
Ngày 15/8, Pháp tuyên bố những binh sĩ cuối cùng tham gia chiến dịch Barkhane ở Mali hiện đã rút khỏi sau gần 10 năm tham chiến nhằm đẩy lùi các lực lượng nổi dậy Hồi giáo cực đoan tại quốc gia Tây Phi này.
Ngày 9/8, 2 vụ nổ liên tiếp đã cướp đi sinh mạng của 15 binh sĩ tại Burkina Faso. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ tấn công tương tự xảy ra trong bối cảnh quốc gia Tây Phi này đang chống chọi với 1 cuộc nổi dậy mang màu sắc thánh chiến.
Ngày 2/8, Mali đã ra lệnh cho 1 hãng hàng không tư nhân trục xuất các binh sĩ nước ngoài, bao gồm cả các lực lượng của Liên hợp quốc (LHQ), ra khỏi căn cứ sân bay Bamako, sau tranh cãi về vụ nước này bắt giữ 49 binh sĩ Bờ Biển Ngà hồi tháng trước với cáo buộc là "lính đánh thuê" nhằm lật đổ chính quyền quân sự ở Mali.
Chính quyền Mali vừa ra lệnh trục xuất người phát ngôn Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Mali (MINUSMA). Động thái bất ngờ này của Mali nhằm vào các đối tác quốc tế có nguy cơ đẩy quốc gia Tây Phi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị.
Quân đội Mali ngày 21/7 cho biết đã "vô hiệu hóa" gần 50 phần tử khủng bố trong một số chiến dịch tấn công, được thực hiện từ ngày 14 đến 18/7 ở miền trung và miền đông nước này.
Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) ngày 19/6 xác nhận 1 nhân viên gìn giữ hòa bình đã thiệt mạng trong 1 vụ nổ mìn gần thành phố Kidal ở khu vực đông bắc quốc gia châu Phi này.
Bất chấp nỗ lực của quân đội chính phủ và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Mali vẫn hứng chịu hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Chấm dứt vòng xoáy bạo lực ở quốc gia Tây Phi đang là bài toán chưa có lời giải.