Liên hợp quốc quan ngại về căng thẳng ở Mali

Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại về sự leo thang hành động quân sự ở miền bắc Mali và khó khăn đối với tiến trình rút Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA).
0:00 / 0:00
0:00

Trong thông cáo báo chí ngày 14/10, MINUSMA nêu rõ: Liên hợp quốc quan ngại sâu sắc trước tình trạng căng thẳng leo thang và sự hiện diện vũ trang gia tăng ở miền bắc Mali. Tình trạng này có nguy cơ cản trở "tiến trình rời đi có trật tự và kịp thời" của MINUSMA, gây nguy hiểm cho việc vận chuyển an toàn người và tài sản của các quốc gia đóng góp lực lượng và Liên hợp quốc.

MINUSMA được triển khai tại Mali từ năm 2013, với khoảng 1.700 binh sĩ từ 65 quốc gia. Năm 2020, quân đội Mali lên nắm quyền lãnh đạo. Tháng 6/2023, chính quyền quân sự Mali yêu cầu MINUSMA rời khỏi nước này.

Liên hợp quốc khẳng định nỗ lực hoàn tất kế hoạch rút phái bộ khỏi Mali trước ngày 31/12/2023, theo quy định của Hội đồng Bảo an và yêu cầu của chính quyền Mali. Tuy nhiên, MINUSMA cho biết, căng thẳng gia tăng ở miền bắc Mali tác động tiêu cực tới tiến trình rời đi, làm khả năng phái bộ không thể lấy lại thiết bị, vốn cần thiết cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Hiện các đoàn xe hậu cần của Liên hợp quốc không được phép di chuyển tới khu vực Gao để lấy các thiết bị.

MINUSMA được triển khai tại Mali từ năm 2013, với khoảng 1.700 binh sĩ từ 65 quốc gia. Năm 2020, quân đội Mali lên nắm quyền lãnh đạo. Tháng 6/2023, chính quyền quân sự Mali yêu cầu MINUSMA rời khỏi nước này. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chấm dứt nhiệm vụ của MINUSMA kêu gọi chính phủ chuyển tiếp của Mali hợp tác đầy đủ với Liên hợp quốc, bảo đảm việc rút phái bộ có trật tự và an toàn.