Để hiện thực hóa Đề án phát triển một triệu héc-ta lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai tín dụng ưu đãi thực hiện. Qua đó, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và giảm phát thải…
Ðồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 90% khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón không hợp lý phần nào khiến đất trồng lúa bị suy thoái. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đang là thách thức của vùng.
Sản xuất lúa năm 2024 ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù gặp nhiều điều kiện bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn ở vụ đông xuân 2023-2024; mưa lớn, dông lốc cuối vụ hè thu, đầu vụ thu đông, song vẫn đạt được kết quả tốt khi năng suất, sản lượng đều tăng so với năm 2023.
Ngày 2/10, tại Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024.
Mưa lớn kéo dài đã làm ùn ứ diện tích lúa khá lớn đã đến ngày thu hoạch. Hệ lụy kéo theo là lúa quá chín, dễ ngã đổ khi gặp mưa to, gió lớn, chất lượng lúa giảm.
Tại Hải Dương bão số 3 đã làm 600ha cây ăn quả, hàng chục nghìn cây xanh gãy đổ; làm ngập úng 10 nghìn ha lúa, dập nát hàng trăm ha rau màu; gây tốc mái, sập đổ hàng trăm chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm. Các cấp chính quyền và bà con đang khẩn trương khắc phục thiệt hại sau mưa bão để sớm ổn định sản xuất.
Tham gia mô hình thí điểm của đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân sẽ giảm được lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần gia tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.
Năm 2024 là một trong những năm thời tiết khắc nghiệt, nhiều diễn biến bất thường. Với sự chủ động của ngành nông nghiệp, các địa phương nỗ lực hướng dẫn nông dân tuân thủ lịch thời vụ, cho nên đã tránh thiệt hại đáng kể.
Đến nay, nông dân cả nước đã và đang thu hoạch vụ lúa đông xuân năm 2023-2024. Theo đánh giá, vụ đông xuân này tương đối thành công, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vụ lúa hè thu (vụ mùa) năm 2024, nhất là ở các địa phương vùng Nam Trung Bộ và miền bắc dự báo gặp nhiều bất lợi do thiên tai, sâu, bệnh gây hại, giá vật tư đầu vào cao khiến gia tăng chi phí sản xuất.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong vụ sản xuất lúa đông xuân 2023-2024, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được khuyến cáo bà con nông dân áp dụng vào sản xuất như: Sử dụng giống lúa chất lượng, lúa lai, mạ khay, máy cấy...
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, diện tích lúa liên kết được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước sản xuất đạt 40,28%. Có 12,1% tổng sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu; 37,5% là thông qua hợp tác xã để phân phối lại cho doanh nghiệp; trong khi có tới 49,5% qua thương lái.
Với năng suất, chất lượng, lợi nhuận tăng, phát thải thấp, mô hình canh tác lúa thông minh được xem là nền tảng để Hậu Giang tổ chức tham gia thực hiện tốt “Ðề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Ðồng bằng sông Cửu Long” tại địa phương.
Hiện nay, tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Tình trạng xâm nhập mặn ở Ðồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đang có xu thế tăng theo kỳ triều cường. Ngoài ra, khu vực miền trung và Tây Nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.
Mùa nước nổi năm nay không lớn, nông dân hai tỉnh Tiền Giang, Long An tranh thủ bơm hút nước, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và gieo sạ đồng loạt vụ lúa đông xuân 2023-2024. Việc gieo sạ sớm để né rầy nâu và tránh hạn, mặn được dự báo sẽ diễn ra gay gắt trong mùa khô tới nhằm bảo đảm thắng lợi vụ lúa này…
Thời gian qua, nông dân nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quan tâm triển khai canh tác lúa thân thiện với môi trường. Sản xuất theo phương thức này góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập, bảo vệ sức khỏe người trồng lúa, tái tạo đất hướng đến nền nông nghiệp sinh thái trong thời gian tới.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có gần 3.300 ha lúa chỉ được người dân canh tác một vụ, tập trung chủ yếu tại ba huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei. Để khắc phục tình trạng trên, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang triển khai trồng thí điểm lúa hai vụ tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei.
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã tác động tới hội viên, nông dân cả nước trong việc tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế. Cũng từ đây, nhiều địa phương đã chuyển đổi mô hình canh tác lúa thông thường sang trồng lúa hữu cơ năng suất, chất lượng cao.
Lúa gạo là mặt hàng đang mang lại kỳ vọng lạc quan về xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát tăng cao đặt ra nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu. Hiện nay, một số quốc gia vẫn đang thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo, tạo ra khoảng trống thị trường cho gạo Việt Nam. Tận dụng cơ hội xuất khẩu, mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa giúp giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất cũng như tổn thất trong và sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.
Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Hà Nam đã quy hoạch và tập trung ruộng đất được năm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 647,35ha và hàng trăm héc-ta ngoài khu nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Vụ xuân 2023 được xem là năm Hà Tĩnh tập trung cao cho các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và nông thôn mới. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để ngành nông nghiệp Hà Tĩnh thể hiện vai trò ngành kinh tế chủ lực, thực hiện thành công về chuyển đổi ruộng đất và nâng cao các chuỗi giá trị sản xuất, chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng, hôm qua (5/5), vừa xuống đồng động viên nông dân và kiểm tra tình hình sản xuất, tiến độ thu hoạch lúa đông-xuân 2022-2023 trên địa bàn. Lúa được mùa, nông dân Quảng Trị đang tập trung thu hoạch, dự kiến kết thúc trước ngày 20/5.
Vụ chiêm xuân năm nay, một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng đang gặp phải tổ hợp bất lợi về nguồn nước; lượng mưa rất ít; mực nước sông chính hạ thấp khiến một số trạm bơm không thể hút nước; xâm nhập mặn ở một số nơi đang có xu hướng gia tăng; ô nhiễm kênh thủy lợi nghiêm trọng… khiến hàng nghìn héc-ta lúa có nguy cơ thiếu nước tưới nghiêm trọng.