Sau hơn 4 năm triển khai, bản tin “Thời tiết nông vụ” tại đồng bằng sông Cửu Long đã có những kết quả đáng ghi nhận trong cung cấp thông tin dự báo thời tiết và khuyến cáo nông nghiệp tới nông dân địa phương. Hai đơn vị triển khai bản tin mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đẩy mạnh hợp tác giữa các bên liên quan để đưa thông tin dịch vụ khí hậu đến gần hơn với người nông dân.
Chiều 20/11, tại Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long bàn giải pháp thúc đẩy tiến độ xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc trên địa bàn.
Với mục tiêu kích cầu ngành thương mại, dịch vụ và du lịch, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế-xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của Cụm liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phối hợp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tuần lễ Du lịch-Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ năm 2024 với chủ đề “Tinh hoa miền sông nước”.
Tân Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp khẳng định sẽ cùng tập thể cán bộ, viên chức đơn vị nỗ lực nhiều hơn nữa, đoàn kết vượt khó, cùng chung lòng, chung sức để thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.
Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường. Tuy nhiên, nhiều điểm nghẽn về tín dụng đang khiến việc vay và cho vay vốn sản xuất nông nghiệp tại khu vực này gặp nhiều khó khăn.
Để hiện thực hóa Đề án phát triển một triệu héc-ta lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai tín dụng ưu đãi thực hiện. Qua đó, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và giảm phát thải…
Đại biểu nêu các đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách, nguồn lực… với các bên hữu quan để thúc đẩy thực hiện những sáng kiến, mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo.
Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về bối cảnh, thách thức, cơ hội, gắn kết ý tưởng giữa các bên để định hình các sáng kiến, mô hình kinh doanh cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Diễn đàn nhằm giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy vai trò, vị trí; cất lên tiếng nói để tháo gỡ các điểm nghẽn, đề xuất những giải pháp và phát triển công nghệ mới.
Thời gian qua, việc sản xuất theo đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã cho thấy những hiệu quả. Việc hoàn thiện quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp sẽ góp phần phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường,...
10 dự án vào vòng chung kết cuộc thi của các thí sinh, nhóm thí sinh đến từ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh và Bến Tre.
Tới nay, Đồng bằng sông Cửu Long có gần 3.000 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Khu vực này hiện giữ vị trí thứ 2 trong danh sách các vùng có sản phẩm OCOP đã được công nhận trên cả nước.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định các đột phá chiến lược, trong đó có việc chú trọng phát triển nền tảng chuyển đổi số quốc gia, tiến đến xã hội số. Theo đó, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Riêng ngành y tế tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang nỗ lực xây dựng, hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân, nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý góp phần cùng cả nước hướng đến xây dựng nền y tế thông minh.
Mặc dù đóng góp GDP lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước, song vùng Nam Bộ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng. Để tạo động lực phát triển nhanh kinh tế-xã hội, ngoài việc đẩy mạnh kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… vùng Nam Bộ cần khơi thông "trụ cột thể chế", tăng tính liên kết toàn vùng.
Trong chiến lược phát triển hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long, logistics đóng vai trò rất quan trọng. Tối ưu hóa chi phí logistics để giảm bớt rủi ro, tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất, nhập khẩu là góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điểm đến hấp dẫn, đội ngũ hướng dẫn viên đông đảo. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, số lượng người làm du lịch nhiều, nhưng nhân lực chất lượng cao lại ít. Vì thế, thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển du lịch, việc đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao rất quan trọng.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long - Lần II năm 2024 tại tỉnh Đồng Tháp kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, những ngày này, tại xứ sở Đất sen hồng nhộn nhịp diễn ra chuỗi các hoạt động thiết thực...
Trong những năm qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ, từng bước nêu cao vai trò là trung tâm đồng bằng sông Cửu Long trên tất cả các lĩnh vực.
Hiện, tại đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng phân bón không đúng cách đang là vấn đề tại nhiều địa phương. Trong khi đó, việc sản xuất lúa gạo, việc sử dụng phân bón hợp lý hết sức quan trọng, không chỉ tăng sản lượng, chất lượng mà còn bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
Ngày 29/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thể chế phát triển bền vững trong liên kết vùng Nam Bộ và lân cận”.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án đường bộ cao tốc, cần khối lượng lớn cát, đất đắp để gia cố nền đường. Trước tình trạng nguồn cát sông ở các địa phương phía nam không đủ cung ứng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thí điểm sử dụng cát biển và tính toán đến việc tìm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.
Thời gian qua, tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều start-up đã lựa chọn con đường khởi nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản có sẵn tại địa phương. Các sản phẩm này phần lớn được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu bền vững, cần được sự hỗ trợ từ nhiều cấp, ngành.
Cùng với sự phát triển của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nhân lực phục vụ ngành "công nghiệp không khói" tại đây có nhiều tiềm năng. Tuy vậy, các tỉnh, thành phố cũng cần có những giải pháp để "nâng chất" nhân lực du lịch vùng.
Sáng 19/10, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội đồng thi tuyển Cuộc thi “Thi tuyển ý tưởng quy hoạch và phương án kiến trúc Bảo tàng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tiến hành chấm thi vòng 2. Đến dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm.
Chiều 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri đại diện cán bộ, hội viên tiêu biểu Hội Nông dân và chủ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn thành phố trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào, giúp cho canh tác lúa và nhiều cây trồng khác rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, tài nguyên đất bị ảnh hưởng. Nâng cao chất lượng đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề cấp bách tại khu vực.
Sản xuất lúa năm 2024 ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù gặp nhiều điều kiện bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn ở vụ đông xuân 2023-2024; mưa lớn, dông lốc cuối vụ hè thu, đầu vụ thu đông, song vẫn đạt được kết quả tốt khi năng suất, sản lượng đều tăng so với năm 2023.