Để hiện thực hóa Đề án phát triển một triệu héc-ta lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai tín dụng ưu đãi thực hiện. Qua đó, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và giảm phát thải…
Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, Hậu Giang đã triển khai các mô hình thí điểm, bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực.
Ngày 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao”.
Tỉnh Tiền Giang có vùng nguyên liệu dồi dào, với trên 85.000ha cây ăn quả, sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn/năm; diện tích rau màu gần 55.000ha, sản lượng trên 1 triệu tấn/năm và sản lượng tôm trên 200.000 tấn các loại/năm… Hiện, địa phương có trên 500 doanh nghiệp chuyên xay xát, chế biến lúa gạo tiêu dùng và xuất khẩu; 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động, với công suất 700.000 tấn/năm; 19 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô khá, với tổng công suất gần 160.000 tấn/năm.
Thời gian qua, công nghiệp chế biến nông, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp và trong cơ cấu kinh tế chung của nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ. Tuy vậy, bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của không ít doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần sớm tháo gỡ.
Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học uy tín, được cả nước và quốc tế biết đến, với những công trình nghiên cứu quan trọng về nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa gạo và phát triển cây trồng.
Trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp, nông dân thành phố Cần Thơ không những tăng lợi nhuận mà còn được thưởng tiền từ nguồn giảm phát thải khí CO2. Điều này mở ra triển vọng mới cho ngành lúa gạo ở Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, lượng phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo ở nước ta rất lớn và đa dạng. Việc tái sử dụng phụ phẩm lúa gạo được đánh giá sẽ mang lại nguồn kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính...
Tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo và rau quả của Việt Nam cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 diễn ra khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực. Xuất khẩu gạo và rau quả tăng cả về lượng và giá trị.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, diện tích lúa liên kết được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước sản xuất đạt 40,28%. Có 12,1% tổng sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu; 37,5% là thông qua hợp tác xã để phân phối lại cho doanh nghiệp; trong khi có tới 49,5% qua thương lái.
Hợp tác công tư phục vụ triển khai đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, nhằm góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam là hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực trở nên minh bạch, có trách nhiệm và bền vững; đồng thời giảm phát thải và thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng lúa gạo thông qua chuỗi giá trị.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện duy trì ở mức dưới 580 USD/tấn - mức thấp kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu hoặc đa dạng hóa nguồn cung, đòi hỏi ngành lúa gạo cần sớm có định hướng mới trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ.
Trong bối cảnh thời tiết khô hạn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino góp phần dẫn đến tình trạng thiếu gạo và đẩy giá mặt hàng này lên mức cao kỷ lục ở Indonesia, người dân nước này đang tìm đến chương trình mua gạo với giá ưu đãi của chính phủ để đáp ứng nhu cầu hằng ngày cho loại lương thực quan trọng này.
Nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân 2023-2024. Điều đáng tiếc là giá thu mua lúa giảm nhiều ở tất cả các loại giống so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Do vậy, dù lúa vụ này đạt năng suất khá cao nhưng nông dân cảm thấy kém vui vì không đạt lợi nhuận cao như kỳ vọng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.
Năm 2023 đã dần khép lại với những kết quả không thể đẹp hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo. Hạt gạo Việt đã chứng minh là “hạt ngọc” quý giá với giá cả và kim ngạch không ngừng tăng cao.
Chiều 13/12, trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đồng tổ chức Hội thảo quốc tế “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo về lúa gạo”.
Ngày 13/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đồng tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững”.
Tối 12/12, tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Vị Thanh diễn ra lễ khai mạc Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, với chủ đề: “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam”.
Ngày 12/12, trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam-Hậu Giang 2023, tại ruộng nhà ông Nguyễn Văn Em, ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, diễn ra Lễ phát động triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đến dự.
Ngày 11/12, tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Con đường lúa gạo Việt Nam với chủ đề: “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam-Hậu Giang 2023 diễn ra từ nay đến 15/12.
Chiều 24/11, tại thành phố Vị Thanh, Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tỉnh Hậu Giang, báo Tuổi trẻ tổ chức Hội thảo “Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài”.
Đề án đặt mục tiêu nâng cao thu nhập người trồng lúa tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến năm 2025 sẽ nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa tại địa phương hơn 30% tổng doanh thu, biên độ gia tăng lợi nhuận 30% so với năm 2022, tương đương 3.600 tỷ đồng.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang ở neo ở mức rất cao. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp bảo đảm được chuỗi cung ứng lúa gạo bền vững mới có thể tận dụng được tốt nhất cơ hội thị trường này.
Dự án có tổng vốn hơn 22 tỷ đồng, do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV viện trợ, thực hiện từ năm 2023-2027, với mục tiêu cải thiện sinh kế cho hộ nông dân, xây dựng các chuỗi giá trị lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa gạo.
Lúa gạo là mặt hàng đang mang lại kỳ vọng lạc quan về xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát tăng cao đặt ra nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu. Hiện nay, một số quốc gia vẫn đang thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo, tạo ra khoảng trống thị trường cho gạo Việt Nam. Tận dụng cơ hội xuất khẩu, mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 30/8, ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Hậu Giang về công tác chuẩn bị tổ chức Festival Lúa gạo năm 2023.
Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.
Việc “bắt tay” giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, giữa hợp tác xã và nông dân có chặt chẽ, hiệu quả hay không có tác động rất lớn từ các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương. Bởi đây chính là cầu nối và cũng là “người” đứng ra giải quyết những bất cập, vướng mắc trong vấn đề liên kết.