Tuy đơn giản và thô sơ, nhưng chiếc khung cửi dệt vải lanh của chị Giàng Thị Say, Giám đốc Hợp tác xã Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang nhận được sự quan tâm của du khách tham dự Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11, tại tỉnh Lạng Sơn.
Trên bản đồ du lịch, thôn Lao Xa (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được ghi dấu là "miền hoa đào nở sớm". Nằm gọn trong thung lũng Sủng Là, thôn nhỏ này được bao bọc bởi núi cao, đá sắc, toát lên vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và có phần lặng lẽ.
Những năm gần đây, lực lượng lao động trẻ là người dân tộc thiểu số đã giúp duy trì ổn định, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Để xây dựng đội ngũ công nhân mỏ vừa hồng vừa chuyên, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, Đảng bộ Than Quảng Ninh chú trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động là người dân tộc thiểu số, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người.
Trên suốt chặng đường từ thành phố Điện Biên Phủ đến xã Mường Báng thuộc huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi cảm nhận rõ bầu không khí nóng dần trong cái nắng đầu mùa gay gắt quyện lẫn mùi khói đốt nương đặc trưng của vùng đất này.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước, nhường đất để thi công thủy điện Sơn La, sau 18 năm, người dân thôn tái định cư Huổi Lực, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) đã hòa nhập cuộc sống mới. Nằm ở vị trí cửa ngõ của huyện Tủa Chùa, tận dụng ưu thế cảnh quan thiên nhiên đẹp, dựa vào núi, hướng ra sông, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang từng bước làm kinh tế với các mô hình du lịch cộng đồng được triển khai.
Cuối tuần qua, công chúng và khách du lịch đã có dịp trải nghiệm một “Sa Pa thu nhỏ” khi chương trình Ngày hội Văn hóa, du lịch Sa Pa được tổ chức tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Những sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc tại Sa Pa đã đem đến cho công chúng những cảm xúc thú vị; qua đó, góp phần kích cầu du lịch, tăng cường mối liên kết du lịch giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Lào Cai.
Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có 15 bản, trong đó bảy bản có đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Đồng bào H’Mông nơi đây vẫn lưu giữ, phát huy được nhiều nét văn hóa đặc sắc; trong đó phải kể tới việc dùng sáp ong đun sôi để vẽ trên vải lanh.
Là người sinh ra, lớn lên tại bản Mốc 4, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, ông Hờ A Lù, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nậm Tin hiểu tường tận những khó khăn và sự đổi thay ở xã vùng cao này. Ông cho biết, ngày đầu thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Chà Cang vào năm 2013, Nậm Tin khó đủ bề. Đến bây giờ tuy vẫn còn khó, nhưng đỡ hơn nhiều rồi.
Trung đoàn 148, Sư đoàn 316, Quân khu 2 được Đảng, Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, những năm qua, trung đoàn không chỉ thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân lao động sản xuất mà còn làm tốt chức năng của đội quân công tác. Trung đoàn thường xuyên coi trọng, chăm lo xây dựng, củng cố vững chắc mối quan hệ gắn bó máu thịt quân-dân.
Dị tật sứt môi và hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Cứ Thị Sớ, một cô bé người H'Mông không may mắn có dị tật khe hở môi và hàm ếch, may mắn thay số phận không nghiệt ngã như vậy, em đã được các thành viên của dự án Operation Smile tìm thấy và đưa từ Lào Cai về Hà Nội để phẫu thuật trong hành trình tìm lại nụ cười.
NDO - Nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (Yên Bái) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nét văn hóa độc đáo này ngày càng được nhân rộng để gìn giữ, bảo tồn và thu hút khách du lịch đến với vùng cao Yên Bái. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
NDO - Vốn tính tỉ mẩn, kiên trì và chăm chỉ, cộng đồng dân tộc H’Mông ở Điện Biên hiện sở hữu nhiều nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: nghề rèn, dệt vải, đan lát, làm giấy, làm hương… Trong đó, nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với hoạt động sản xuất của đồng bào H’Mông.
Những năm gần đây, lực lượng Công an huyện Trạm Tấu, huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, đang làm tốt công tác tham mưu theo chức năng, triển khai có hiệu quả các chuyên đề, tạo môi trường thuận lợi, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Từ cuối tháng 8, khắp các bản nơi rẻo cao của Sơn La đã rộn rã tiếng nói cười, niềm vui trải dài từ đầu bản tới cuối bản, cho đến từng hộ gia đình. Đồng bào các dân tộc nơi đây đã sắm những bộ trang phục sặc sỡ, thả mình vào từng lời ca, tiếng hát cùng tiếng đàn môi, tiếng khèn réo rắt và những điệu múa nơi miền sơn cước, hân hoan đón chào ngày Tết Độc lập...
Hướng về ngày Quốc khánh 2/9, đồng bào H’Mông ở Si Ma Cai (Lào Cai) trang hoàng nhà cửa; dọn dẹp đường thôn ngõ bản phong quang, sạch đẹp; làm thêm điểm dừng chân ở các đồi hoa tam giác mạch độc đáo để mừng Tết Độc Lập và đón chào du khách gần xa đến vùng đất cổ nhất Lào Cai, ở thượng nguồn sông Chảy hùng vĩ.
Chiều 5/8, tại các xã Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (giáp ranh với huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) có mưa to và rất to, xảy ra lũ ống, sạt lở ta-luy dương nghiêm trọng. Thiên tai đã gây tắc đường trên tuyến Quốc lộ 32. Đến 10 giờ sáng 6/8 các phương tiện không thể qua lại, kể cả đi bộ.
Phát huy nguồn lực cùng chủ thể văn hóa của các dân tộc với sự am hiểu, trân trọng bản sắc riêng, đa dạng trong sự thống nhất là hướng đi mang lại hiệu quả để giữ gìn, bồi đắp, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội và nhất là du lịch.
Thực hiện phong trào thi đua “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới”, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đã tích cực huy động nguồn lực giúp các xã biên giới nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện và hoàn thành việc nông thôn mới.
Đến Lai Châu để chinh phục những đỉnh núi như Pu Si Lung, Pu Ta Leng, Tả Liên Sơn, Ky Quan San, Phàn Liên San, Pơ Ma Lung... mỗi mùa trekking (leo núi) hằng năm là trải nghiệm rất hấp dẫn khách du lịch mê khám phá.
Ở vùng núi cao "đá nhiều hơn đất" Quan Hồ Thẩn, huyện vùng cao Si Ma Cai (Lào Cai) bốn mùa sương phủ, nhắc đến Tráng Seo Xà, già làng ở đây bảo: "Nó giỏi lắm, là cánh chim đầu đàn của thanh niên và người dân bản ta đấy".
Sáng 30/9, Đồn Biên phòng La Êê, huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng địa phương khẩn trương tổ chức tìm kiếm 1 người dân bị nước cuốn trôi khi vượt qua sông Bung.
Là người có uy tín trong cộng đồng người H’Mông ở huyện Đồng Văn (Hà Giang), nhiều năm qua, nghệ nhân Vàng Chá Thào, thôn Chúng Pả A, xã Phố Cáo không chỉ quan tâm lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ văn hóa truyền thống của dân tộc mình mà còn tích cực vận động người dân xóa bỏ nhiều hủ tục lạc hậu để xây dựng đời sống mới.Tác giả: KHÁNH TOÀNGiọng đọc: Hạnh Hoa
Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Lý Kim Khoa cho biết, trong tháng 7- 2020, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp Phòng Văn hóa-Thông tin và UBND xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tiếp tục mở rộng khảo sát, thám sát nghiên cứu các bãi đá khắc cổ đợt II, phát hiện được sáu khối đá trong đó có hai khối đá lộ thiên.